Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có những trách nhiệm nào?
- Thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất được tiếp nhận gồm những gì?
- Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có những trách nhiệm nào?
- Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có buộc phải bảo mật thông tin về người phản ánh không?
Thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất được tiếp nhận gồm những gì?
Tải về Tổng hợp trọn bộ các văn bản hiện hành về Luật Đất đai mới nhất
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 3169/QĐ-BTNMT năm 2014 quy định như sau:
Nội dung, hình thức và cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về việc vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai.
1. Thông tin phản ánh về các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai được tiếp nhận, bao gồm:
...
b) Phản ánh vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
- Lấn, chiếm đất;
- Chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng đất mà không thực hiện kê khai đăng ký đất đai hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục đăng ký biến động theo quy định của pháp luật;
- Không sử dụng đất hoặc tiến độ sử dụng đất chậm quá thời hạn quy định tại các điểm h và điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013;
- Sử dụng đất nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định;
- Cố ý hủy hoại đất hoặc không tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
- Những vi phạm khác theo quy định của pháp luật đất đai.
c) Những trường hợp tiếp nhận thông tin quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này không bao gồm các trường hợp đã có kết luận thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất được tiếp nhận gồm:
(1) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
(2) Lấn, chiếm đất;
(3) Chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
(4) Sử dụng đất mà không thực hiện kê khai đăng ký đất đai hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;
Thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục đăng ký biến động theo quy định của pháp luật;
(5) Không sử dụng đất hoặc tiến độ sử dụng đất chậm quá thời hạn quy định tại các điểm h và điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013;
(6) Sử dụng đất nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định;
(7) Cố ý hủy hoại đất hoặc không tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;
(8) Những vi phạm khác theo quy định của pháp luật đất đai.
Thông tin phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất được tiếp nhận gồm những gì? (Hình từ Internet)
Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có những trách nhiệm nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 3169/QĐ-BTNMT năm 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan, cán bộ được giao tiếp nhận thông tin phản ánh như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ được giao tiếp nhận thông tin phản ánh
1. Cơ quan được giao tiếp nhận thông tin phản ánh phải cử cán bộ có năng lực để thực hiện tiếp nhận thông tin theo đúng quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
2. Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh có trách nhiệm:
a) Có thái độ hòa nhã, nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng và bảo đảm quyền được phản ánh thông tin của người phản ánh;
b) Ghi vào sổ tiếp nhận thông tin theo quy định và đọc lại cho người phản ánh nghe để bổ sung, hoàn thiện (nếu có);
c) Tổng hợp và báo cáo đầy đủ, trung thực thông tin đã tiếp nhận phản ánh với Lãnh đạo cơ quan được giao tiếp nhận thông tin;
d) Trường hợp tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp hoặc qua điện thoại mà không thuộc nội dung tiếp nhận hoặc không đầy đủ thông tin để tiếp nhận thì phải giải thích cho người phản ánh biết;
đ) Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, vụ lợi, nhận quà (tiền, hiện vật) trong tiếp nhận, xử lý và thông báo kết quả đối với cá nhân, tổ chức phản ánh thông tin.
...
Như vậy, theo quy định, công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có các trách nhiệm sau đây:
(1) Có thái độ hòa nhã, nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng và bảo đảm quyền được phản ánh thông tin của người phản ánh;
(2) Ghi vào sổ tiếp nhận thông tin theo quy định và đọc lại cho người phản ánh nghe để bổ sung, hoàn thiện (nếu có);
(3) Tổng hợp và báo cáo đầy đủ, trung thực thông tin đã tiếp nhận phản ánh với Lãnh đạo cơ quan được giao tiếp nhận thông tin;
(4) Trường hợp tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp hoặc qua điện thoại mà không thuộc nội dung tiếp nhận hoặc không đầy đủ thông tin để tiếp nhận thì phải giải thích cho người phản ánh biết;
(5) Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, vụ lợi, nhận quà (tiền, hiện vật) trong tiếp nhận, xử lý và thông báo kết quả đối với cá nhân, tổ chức phản ánh thông tin.
Công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có buộc phải bảo mật thông tin về người phản ánh không?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 3169/QĐ-BTNMT năm 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan, cán bộ được giao tiếp nhận thông tin phản ánh như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, cán bộ được giao tiếp nhận thông tin phản ánh
...
c) Tổng hợp và báo cáo đầy đủ, trung thực thông tin đã tiếp nhận phản ánh với Lãnh đạo cơ quan được giao tiếp nhận thông tin;
d) Trường hợp tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp hoặc qua điện thoại mà không thuộc nội dung tiếp nhận hoặc không đầy đủ thông tin để tiếp nhận thì phải giải thích cho người phản ánh biết;
đ) Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, vụ lợi, nhận quà (tiền, hiện vật) trong tiếp nhận, xử lý và thông báo kết quả đối với cá nhân, tổ chức phản ánh thông tin.
3. Cơ quan, công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh có trách nhiệm bảo mật thông tin về người phản ánh nếu người phản ánh có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, công chức thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm pháp luật đất đai có trách nhiệm bảo mật thông tin về người phản ánh nếu người phản ánh có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?