Công chức thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ bao nhiêu năm?
Để được dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án thì yêu cầu chung đối với công chức là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) yêu cầu chung đối với công chức dự thi nâng nghạch Thư ký thi hành án như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của Cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, Điều 31 Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các quy định khác của pháp luật.
Công chức thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với ngạch Thư ký thi hành án như sau:
Ngạch Thư ký thì hành án
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự;
b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án;
d) Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
đ) Công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
...
Như vậy, công chức để được có thể dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án thì yêu cầu công chức phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Công chức thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Thư ký thi hành án cần thực hiện những nhiệm vụ nào trong việc hỗ trợ cho Chấp hành viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về nhiệm vu của Thư ký thi hành án như sau:
Ngạch Thư ký thì hành án
...
2. Nhiệm vụ
a) Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;
c) Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án;
d) Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên;
đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án dân sự đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
...
Theo đó, Thư ký thi hành án có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
Bên cạnh đó, Thư ký thi hành án còn giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?