Công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ cần phải có bằng tốt nghiệp đại học hay bằng cao đẳng?
Công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ cần phải có bằng tốt nghiệp đại học hay bằng cao đẳng?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành
Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng quyết định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Thông tư này. Ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, công chức thanh tra chuyên ngành phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;
2. Nắm vững các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Tổng cục và của Chi cục), nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Cục);
3. Có ít nhất 02 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự);
4. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp;
5. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên trở lên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
b) Có nghiệp vụ thanh tra;
c) Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
2. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Đối chiếu quy định trên, công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ phải đáp các điều kiện tiêu chuẩn nêu trên.
Do đó, công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện và phải đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn nêu trên.
Công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ có cần phải có bằng tốt nghiệp đại học hay bằng cao đẳng? (Hình từ Internet)
Ai có quyền công nhận công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BKHCN quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
1. Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng có thẩm quyền công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.
2. Trình tự, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
a) Vụ Pháp chế - Thanh tra của Tổng cục, Thanh tra Cục, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra tại Chi cục (sau đây gọi chung là bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành) tiến hành rà soát, lựa chọn công chức đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này để trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng xem xét, lựa chọn và quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.
b) Trường hợp công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành lập hồ sơ trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chi cục trưởng quyết định thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.
...
Như vậy, Tổng cục trưởng, Cục trưởng có thẩm quyền công nhận công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ.
Quyết định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ gồm những nội dung cơ bản nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 24/2015/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BKHCN quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành
...
4. Quyết định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Căn cứ ban hành Quyết định;
b) Thông tin về công chức được đề nghị công nhận, gồm: họ và tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ, lĩnh vực được giao thanh tra, làm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
...
Theo đó, quyết định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ gồm những nội dung cơ bản sau:
- Căn cứ ban hành quyết định;
- Thông tin về công chức được đề nghị công nhận, gồm: Họ và tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ, lĩnh vực được giao thanh tra, làm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?