Công chức TANDTC đang giữ ngạch chuyên viên muốn chuyển sang ngạch Thẩm tra viên bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử không?
- Công chức TANDTC đang giữ ngạch chuyên viên muốn chuyển sang ngạch Thẩm tra viên bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử không?
- Chế độ đối với công chức Tòa án nhân dân tối cao đang giữ ngạch chuyên viên được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên?
- Thẩm tra viên ngành Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Công chức TANDTC đang giữ ngạch chuyên viên muốn chuyển sang ngạch Thẩm tra viên bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử không?
Theo tiểu mục 2 Mục I Công văn 315/TCCB năm 2010 quy định về chuyển ngạch công chức ngành Tòa án nhân dân như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHUYỂN NGẠCH
1. Đối với ngạch Thư ký Tòa án
Công chức hiện đang được xếp ngạch chuyên viên làm việc tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây thì được chuyển sang ngạch Thư ký Tòa án:
- Có trình độ cử nhân luật;
- Đã có thời gian công tác trong ngành Tòa án nhân dân ít nhất là 01 năm;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ A (Anh, Nga, Pháp…)
2. Đối với ngạch Thẩm tra viên
Công chức hiện đang được xếp ngạch chuyên viên làm việc tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây thì được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên:
- Có trình độ cử nhân luật;
- Đã có thời gian công tác trong ngành Tòa án nhân dân ít nhất là 02 năm;.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử theo nội dung chương trình của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ A (Anh, Nga, Pháp…)
...
Căn cứ trên quy định công chức hiện đang được xếp ngạch chuyên viên làm việc tại các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây thì được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên:
- Có trình độ cử nhân luật;
- Đã có thời gian công tác trong ngành Tòa án nhân dân ít nhất là 02 năm;.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử theo nội dung chương trình của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ A (Anh, Nga, Pháp…)
Như vậy, công chức Tòa án nhân dân tối cao đang giữ ngạch chuyên viên muốn chuyển sang ngạch Thẩm tra viên bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử.
Chế độ đối với công chức Tòa án nhân dân tối cao đang giữ ngạch chuyên viên được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên?
Theo Mục II Công văn 315/TCCB năm 2010 quy định về chế độ của công chức khi được chuyển ngạch công chức như sau:
II. VỀ CHẾ ĐỘ CỦA CÔNG CHỨC KHI ĐƯỢC CHUYỂN NGẠCH
Công chức được chuyển sang ngạch nào thì được hưởng lương ngạch đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp thâm niên nghề theo quy định hiện hành
Căn cứ trên quy định công chức Tòa án nhân dân tối cao đang giữ ngạch chuyên viên được chuyển sang ngạch Thẩm tra viên thì được hưởng lương ngạch Thẩm tra viên và được hưởng phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp thâm niên nghề theo quy định hiện hành.
Cụ thể:
+ Căn cứ vào Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) quy định Thẩm tra viên áp dụng nhóm chức danh loại A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Từ ngày 01/07/2023 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Trước đây, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
+ Theo Mục II Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC quy định Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 04/2009/TTLT-BNV-BTC quy định mức phụ cấm thâm niên nghề như sau:
Mức phụ cấp
1. Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng được tính theo công thức sau:
Công chức TANDTC đang giữ ngạch chuyên viên muốn chuyển sang ngạch Thẩm tra viên bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử không? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên ngành Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm tra viên ngành Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
- Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
- Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Lưu ý: Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?