Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo trong những trường hợp nào?
- Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo trong những trường hợp nào?
- Khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức danh thì công chức lãnh đạo có phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao hay không?
- Trình tự cho công chức thôi giữ chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện như thế nào?
Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển công tác, thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BTNMT năm 2018 quy định về Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo như sau:
Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo
1. Công chức lãnh đạo có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức danh quản lý hoặc chuyển giao vị trí lãnh đạo.
- Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của đơn vị, tổ chức được giao phụ trách hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
- Theo yêu cầu nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền điều động đi nhận nhiệm vụ mới.
...
Như vậy, công chức lãnh đạo có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo trong các trường hợp sau:
(1) Tự nguyện, chủ động xin chuyển giao vị trí lãnh đạo.
(2) Không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
(3) Nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của đơn vị, tổ chức được giao phụ trách hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
(4) Theo yêu cầu nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền điều động đi nhận nhiệm vụ mới.
Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xin thôi giữ chức danh lãnh đạo trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức danh thì công chức lãnh đạo có phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển công tác, thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BTNMT năm 2018 quy định về Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo như sau:
Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo
...
2. Thẩm quyền giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo
- Cấp nào bổ nhiệm công chức lãnh đạo thì cấp đó xem xét, quyết định cho công chức lãnh đạo thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm chức danh đó.
- Khi chưa được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thì công chức lãnh đạo vẫn tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, theo quy định thì khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức danh lãnh đạo thì công chức lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trình tự cho công chức thôi giữ chức danh lãnh đạo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, thuyên chuyển công tác, thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BTNMT năm 2018 quy định về Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo như sau:
Trình tự giải quyết việc thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo
...
3. Trình tự cho công chức, viên chức thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm
Việc xem xét cho công chức lãnh đạo thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Thành viên Ban cán sự đảng Bộ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ, nhu cầu cán bộ của đơn vị, tổ chức hoặc đơn của nhân sự để đề xuất với cấp có thẩm quyền nhân sự dự kiến thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm và Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi, thống nhất với lãnh đạo và cấp ủy đơn vị, tổ chức thuộc Bộ có nhân sự dự kiến thôi giữ chức vụ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Lãnh đạo, cấp ủy đơn vị, tổ chức căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ, nhu cầu cán bộ của đơn vị, tổ chức hoặc đơn của nhân sự để thảo luận, thống nhất việc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định giải quyết việc nhân sự thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm và báo cáo cấp trên trực tiếp để theo dõi quản lý.
Như vậy, trình tự cho công chức thôi giữ chức danh lãnh đạo được thực hiện như sau:
Việc xem xét cho công chức lãnh đạo thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc miễn nhiệm được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Thành viên Ban cán sự đảng Bộ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ, nhu cầu cán bộ của đơn vị, tổ chức hoặc đơn của nhân sự để đề xuất với cấp có thẩm quyền nhân sự dự kiến thôi giữ chức danh lãnh đạo;
Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi, thống nhất với lãnh đạo và cấp ủy đơn vị, tổ chức thuộc Bộ có nhân sự dự kiến thôi giữ chức vụ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Lãnh đạo, cấp ủy đơn vị, tổ chức căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ, nhu cầu cán bộ của đơn vị, tổ chức hoặc đơn của nhân sự để thảo luận, thống nhất việc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hoặc quyết định giải quyết việc nhân sự thôi giữ chức danh lãnh đạo và báo cáo cấp trên trực tiếp để theo dõi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?