Công chức được bổ nhiệm vào ngạch thuyền viên kiểm ngư có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Công chức được bổ nhiệm vào ngạch thuyền viên kiểm ngư có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Thuyền viên kiểm ngư (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định công chức được bổ nhiệm vào ngạch thuyền viên kiểm ngư có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
- Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra.
- Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư.
- Nắm được chuyên môn, nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.
- Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu kiểm ngư và thuyền viên.
- Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Thuyền viên kiểm ngư có nhiệm vụ chính là gì?
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định Thuyền viên kiểm ngư có nhiệm vụ chính sau đây:
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu kiểm ngư, kế hoạch sửa chữa tàu kiểm ngư; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu kiểm ngư và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.
- Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
- Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu kiểm ngư; tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về kiểm ngư.
- Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Thuyền viên kiểm ngư muốn dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư chính cần điều kiện gì?
Theo khoản 5 Điều 20 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thuyền viên kiểm ngư chính
...
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư chính
a) Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
b) Trong thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương đã chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam; hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.
Theo đó, Thuyền viên kiểm ngư muốn dự thi nâng ngạch lên ngạch thuyền viên kiểm ngư chính cần điều kiện sau đây:
- Có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch thuyền viên kiểm ngư thì thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
- Trong thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư và tương đương đã chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;
Hoặc tham gia ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
Hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?