Công chức được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh thì vẫn được xem là công chức hay đã trở thành cán bộ?
Cán bộ công chức hay là cán bộ, công chức?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về cán bộ, công chức như sau:
"Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
..."
Theo đó cán bộ - công chức là hoàn toàn khác nhau không phải từ để chỉ chung cho những người làm việc tại bộ máy nhà nước. Cán bộ là được tín nhiệm bầu cử và phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ trong biên chế còn công chức là phải trải qua thi tuyển công chức, trúng tuyển có quyết định phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong biên chế.
Nhà nước quản lý cán bộ, công chức dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức như sau:
"Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới."
Những điều nào mà cán bộ, công chức không được phép làm?
Căn cứ theo Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định những điều cán bộ, công chức không được làm như sau?
"Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền."
Công chức được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh thì vẫn được xem là công chức hay đã trở thành cán bộ?
Công chức được bổ nhiệm
Căn cứ Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
"Điều 6. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân."
Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, 6, 7, 8, khoản 9 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
"Điều 8. Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
1. Sở Nội vụ:
...
2. Sở Tư pháp:
..
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
...
4. Sở Tài chính:
...
5. Sở Công Thương:
...
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
...
7. Sở Giao thông vận tải:
...
8. Sở Xây dựng:
..
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
...
10. Sở Thông tin và Truyền thông:
...
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
...
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
...
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
...
14. Sở Giáo dục và Đào tạo:
...
15. Sở Y tế:
...
16. Thanh tra tỉnh:
...
17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:
..."
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn là công chức thuộc cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?