Công chức để được bổ nhiệm ngạch Chấp hành viên sơ cấp thì cần phải có bao nhiêu năm giữ ngạch chuyên viên?
Công chức để được bổ nhiệm ngạch Chấp hành viên sơ cấp thì cần phải có bao nhiêu năm giữ ngạch chuyên viên?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Ngạch Chấp hành viên sơ cấp
..
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
b) Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao;
c) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách;
d) Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Toà án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
e) Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
g) Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
...
Theo các quy định pháp luật vừa nêu thì để được bổ nhiệm ngạch Chấp hành viên sơ cấp thì công chức phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên trong thời gian 03 năm (36 tháng) trở lên.
Ngoài yêu cầu về thời gian giữ ngạch chuyên viên thì công chức cũng cần đáp ứng được các điều kiện như phải thông qua đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp và đắp ứng được các tiêu chuẩn chuyên môn trình độ theo quy định pháp luật để được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp.
Tải về mẫu đơn đăng ký dự thi tuyển chấp hành viên sơ cấp mới nhất 2023: Tại Đây
Công chức để được bổ nhiệm ngạch Chấp hành viên sơ cấp thì cần phải có bao nhiêu năm giữ ngạch chuyên viên? (Hình từ Internet)
Công chức được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp thì sẽ được hưởng hệ số lương là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12a Thông tư 03/2017/TT -BTP (được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về việc xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự như sau:
Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1.
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1.
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
Theo đó, đối với ngạch Chấp hành viên sơ cấp thì công chứ sẽ được áp dụng hệ số lương công chức loại A1,
Tại bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về hệ số lương của công chức loại A.1 như sau:
Hệ số lương công chức loại A1 là 2,34 và cao nhất là 4,98. Theo đó, mức lương cao nhất mà Chấp hành viên sơ cấp có thể nhận được là 7.420.200 VNĐ.
Nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BTP thì nhiệm vụ của Chấp hành viên sơ cấp như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008;
- Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
- Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết;
- Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án;
- Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?