Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc có phải đền bù chi phí đào tạo không? Nếu phải đền bù thì đền bù chi phí như thế nào?
- Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc có phải đền bù chi phí đào tạo không?
- Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo bao nhiêu?
- Để được giảm chi phí đền bù đối với công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc cần đáp ứng điều kiện gì?
Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc có phải đền bù chi phí đào tạo không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 49 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
...
4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đền bù chi phí đào tạo như sau:
Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Theo đó, công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý công chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
- Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
- Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.
Như vậy, công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý tự ý bỏ việc thì phải đền bù chi phí đào tạo.
Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo bao nhiêu?
Công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù như sau:
Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù
1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
b) Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Ví dụ: Anh A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sỹ 02 năm (= 24 tháng), chi phí hết 30 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 48 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc. Chi phí đào tạo mà anh A phải đến bù là:
Theo quy định trên, chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Đối với trường hợp công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc thì công chức phải trả 100% chi phí đền bù.
Để được giảm chi phí đền bù đối với công chức cấp huyện đã được đào tạo sau đại học tự ý bỏ việc cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện được giảm chi phí đền bù như sau:
Điều kiện được giảm chi phí đền bù
Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Theo đó, mỗi năm công tác của công chức cấp huyện (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?