Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc sai quy định pháp luật thì có được phục hồi danh dự không?
Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật có được phục hồi danh dự không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về việc phục hồi danh dự như sau:
"Điều 31. Phục hồi danh dự
1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này."
Theo đó, đối với trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật thì sẽ được phục hồi danh dự. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.
Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc sai quy định pháp luật thì có được phục hồi danh dự không?
Hình thức phục hồi danh dự đối với công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về hình thức phục hồi danh dự như sau:
"Điều 56. Hình thức phục hồi danh dự
1. Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại;
b) Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
2. Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai."
Theo đó, hình thức phục hồi danh dự đối với công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật là chủ động phục hồi danh dự bằng cách đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Trình tự, thủ tục chủ động phục hồi danh dự cho công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và Điều 22 Nghị định 68/2018/NĐ-CP về trình tự, thủ tục chủ động phục hồi danh dự cho công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định quy định tại Điều 55 của Luật này có hiệu lực pháp luật, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự. Thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
- Việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai;
- Phần thể hiện ý kiến trả lời của người bị thiệt hại.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị thiệt hại có ý kiến trả lời bằng văn bản và gửi cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại. Trong trường hợp người bị thiệt hại trả lời bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại. Trường hợp cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không nhận được trả lời của người bị thiệt hại thì việc phục hồi danh dự sẽ được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
- Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự theo hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai
- Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung đó để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.
- Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc phục hồi danh dự được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản.
- Trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự theo quy định của Luật này thì không còn quyền yêu cầu phục hồi danh dự. Việc từ chối phải thể hiện bằng văn bản; trường hợp người bị thiệt hại từ chối quyền được phục hồi danh dự bằng lời nói thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại lập biên bản, trong đó ghi rõ việc từ chối quyền được phục hồi danh dự của người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị thiệt hại.
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai theo quy định tại Điều 59 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?