Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đơn vị nào xuất bản? Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in có giá trị như thế nào?
Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đơn vị nào chịu trách nhiệm xuất bản?
Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý Công báo và cơ quan ban hành văn bản trong việc gửi đăng Công báo
1. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quản lý Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và quản lý Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về việc không đăng Công báo, đăng chậm, đăng không toàn văn, đầy đủ, chính xác văn bản trên Công báo.
4. Cơ quan ban hành văn bản chịu trách nhiệm về việc không gửi hoặc gửi chậm, gửi không đầy đủ, chính xác văn bản để đăng Công báo.
Như vậy, theo quy định, Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do đơn vị nào chịu trách nhiệm xuất bản? (Hình từ Internet)
Phông chữ sử dụng trên ấn phẩm Công báo in được quy định thế nào?
Phông chữ sử dụng trên ấn phẩm Công báo in được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2017/TT-VPCP như sau:
Thể thức ấn phẩm Công báo
1. Ấn phẩm Công báo có kích thước 29 cm (chiều dài) x 20,5 cm (chiều rộng); trường hợp văn bản gửi đăng Công báo có kích thước không theo chuẩn chung, ấn phẩm Công báo được trình bày như văn bản chính.
Phông chữ sử dụng trên ấn phẩm Công báo in là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
2. Phần đầu ấn phẩm Công báo gồm: Quốc huy, Quốc hiệu, Tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ CÔNG BÁO (đối với Công báo cấp tỉnh ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xuất bản); số Công báo; ngày, tháng, năm; mục lục văn bản đăng trong số Công báo.
3. Phần nội dung ấn phẩm Công báo gồm tiêu đề (header) và nội dung các văn bản đăng Công báo.
4. Phần cuối ấn phẩm Công báo gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan Công báo, địa chỉ truy cập Công báo điện tử trên Internet, tên cơ sở in Công báo và giá bán ấn phẩm Công báo (nếu có).
Như vậy, theo quy định, phông chữ sử dụng trên ấn phẩm Công báo in là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 (ISO/IEC 10646-1 : 2000) về công nghệ thông tin - Bộ mã kí tự tiếng Việt 16-bit
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in có giá trị như thế nào?
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in được quy định tại khoản 5 Điều 150 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.
5. Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
6. Chính phủ quy định về Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định, văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?