Con ngoài giá thú có thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Có được chia tài sản thừa kế theo pháp luật hiện nay hay không?
- Con ngoài giá thú có thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Có được chia tài sản thừa kế theo pháp luật hiện nay hay không?
- Con ngoài giá thú khi làm thủ tục nhận cha thì có cần sự đồng ý của mẹ hay không? Cha đã chết thì có làm thủ tục nhận được không?
- Có chia lại di sản thừa kế trong trường hợp xuất hiện người thừa kế mới là con ngoài giá thú hay không?
Con ngoài giá thú có thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Có được chia tài sản thừa kế theo pháp luật hiện nay hay không?
Con ngoài giá thú có thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Có được chia tài sản thừa kế theo pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định của Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, chỉ quy định con đẻ thì sẽ thuộc thừa kế thứ nhất, không phân biệt con trong giá thú hay ngoài giá thú.
Vì vậy, trong trường hợp có con ngoài giá thú được xác định là con đẻ của người để lại thừa kế thì sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và vẫn được hưởng thừa kế từ cha, mẹ.
Ngoài ra thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, con trong giá thú và ngoài giá thú đều được hưởng các phần di sản ngang bằng nhau.
Con ngoài giá thú khi làm thủ tục nhận cha thì có cần sự đồng ý của mẹ hay không? Cha đã chết thì có làm thủ tục nhận được không?
Việc nhận cha mẹ của con ngoài giá thú được quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Theo đó, khi con ngoài giá thú khi làm thủ tục nhận cha thì không cần sự đồng ý của mẹ. Và có thể thực hiện thủ tục nhận cha ngay cả khi cha đã mất.
Có chia lại di sản thừa kế trong trường hợp xuất hiện người thừa kế mới là con ngoài giá thú hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc phân chia lại di sản thừa kế trong trường hợp xuất hiện con ngoài giá thú như sau:
Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trong trường hợp tài sản bằng hiện vật thì không yêu cầu việc thực phân chia lại di sản khi xuất hiện người thừa kế mới con ngoài giá thú.
Tuy nhiên, những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới là con ngoài giá thú một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.
Nhưng trong trường hợp bên hưởng di sản và người thừa kế mới là con ngoài giá thú có thỏa thuận khác, thì sẽ ưu tiên việc áp dụng các thoả thuận vào việc chia lại di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?