Con bị bệnh thì mẹ có được nghỉ làm theo chế độ bảo hiểm xã hội không?
Ai được hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau?
Tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau như sau:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức;
(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(6) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Như vậy, đối với trường hợp của chị, chị hiện đang là nhân viên kế toán của ngân hàng làm việc theo hợp đồng lao động nên sẽ thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội khi con ốm đau.
Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội khi ốm đau?
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Như vậy, theo thông tin chị cung cấp, con trai chị 5 tuổi đang bị sốt nặng nên chị phải xin nghỉ làm để chăm sóc con. Theo quy định nêu trên, nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị mới có thể hưởng bảo hiểm xã hội khi con ốm đau.
Con bị bệnh thì mẹ có được nghỉ làm theo chế độ bảo hiểm xã hội không?
Tải trọn bộ các văn bản về việc con bị bệnh thì mẹ được nghỉ làm: Tải về
Thời gian mẹ được nghỉ làm khi con ốm đau là bao lâu?
Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như sau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(Quy định này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Theo quy định trên, trường hợp con trai của chị 5 tuổi đang bị sốt nặng thì thời gian chị được hưởng chế độ khi con ốm đau tối đa là 15 ngày trong năm.
Mức hưởng chế độ khi con ốm đau như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.”
Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Lưu ý:
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, chị có thể được hưởng bảo hiểm xã hội khi con ốm đau trong trường hợp con trai chị có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Con trai chị hiện đã 5 tuổi nên thời gian chị được nghỉ để chăm sóc con ốm đau tối đa là 15 ngày trong một năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?