Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không? Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào?
Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào?
Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa được quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
...
Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không? Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào? (Hình từ Internet)
Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không?
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
...
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn điện tử lùi ngày.
Trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm hoặc lùi ngày sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Mức phạt cụ thể như sau:
(1) Phạt cảnh cáo:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp (1);
(3) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp (1), (2).
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
(Khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ bao gồm những hành vi nào?
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ được quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
1. Đối với công chức thuế
a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Theo đó, hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ bao gồm những hành vi sau đây:
Đối với công chức thuế
- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
- Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
- Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Làn dừng xe khẩn cấp là gì? Chiều rộng tối thiểu là bao nhiêu? Trường hợp hầm không bố trí xử lý thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh năm 2025 theo Quyết định 1330 ra sao?
- Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì? Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc họ Khỉ và Vượn?
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?