Có thể trở thành người giám hộ cho hàng xóm không minh mẫn và không còn người thân khi nào? Cá nhân được cử làm người giám hộ cần có những điều kiện gì?
Có thể trở thành người giám hộ cho hàng xóm không minh mẫn và không còn người thân không?
Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau:
"Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ."
Pháp luật Việt Nam quy định có hai trường hợp giám hộ: Giám hộ đương nhiên và Giám hộ cử.
Theo đó, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ có thể được cơ quan nhà nước cử hoặc chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật.
Người giám hộ sẽ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm trước pháp luật với người được giám hộ là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi.
Tại khoản 4 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ
...
4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ."
Trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
Như vậy, trường hợp bác hàng xóm không còn người thân tức là không còn người giám hộ đương nhiên nếu bạn được Tòa án chỉ định là người giám hộ của bác hàng xóm không minh mẫn và không còn người thân thì bạn được phép làm người giám hộ cho bác hàng xóm đó.
Người giám hộ (Hình từ Internet)
Cá nhân được cử làm người giám hộ cần những điều kiện gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:
"Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người."
Tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:
"Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên."
Như vậy, cá nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Thủ tục đăng ký giám hộ đối với người được cử làm người giám hộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký giám hộ cử và Điều 19 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ.
Thủ tục đăng ký giám hộ cử thực hiện như sau:
- Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ cho cơ quan đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?