Có thể tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong các loại rừng nào? Điều kiện thực hiện ra sao?
- Có thể tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong các loại rừng nào?
- Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng như thế nào?
- Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ như thế nào?
- Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng sản xuất như thế nào?
Có thể tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong các loại rừng nào?
Các loại rừng được phép tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học gồm:
- Rừng đặc dụng. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. Không được thực hiện hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
...
- Rừng phòng hộ. Căn cứ quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 56 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
- Rừng sản xuất. Quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 60 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
...
3. Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
...
Như vậy có 3 loại rừng nêu trên cho phép tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong rừng.
Có thể tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong các loại rừng nào? Điều kiện thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng do chủ rừng tự tổ chức thì phải thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt.
- Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học không phải là chủ rừng thì phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu sau:
- Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
- Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
Theo đó đối với người tổ chức là chủ rừng hoặc các tổ chức, cá nhân khác muốn tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định như trên.
Điều kiện tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng sản xuất như thế nào?
Tại Điều 31 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng sản xuất
1. Chủ rừng tự tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và các quy định liên quan;
b) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu rừng được chủ rừng chấp thuận;
c) Chỉ được thu thập mẫu vật, nguồn gen loài sinh vật với số lượng đã được xác định trong kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo đã được phê duyệt và được chủ rừng chấp thuận.
Theo đó đối với chủ rừng sẽ trực tiếp tổ chức hoạt động nghiên cứu trong rừng sản xuất mà không phải đáp ứng bất kì điều kiện gì.
Đối với các tổ chức, cá nhân khác khi tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng phải đáp ứng được các quy định tại khoản 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?