Có thể tài trợ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng ngoại tệ hay không? Trường hợp nào thì Quỹ từ chối nhận tài trợ?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận tài trợ tài các tổ chức trong nước không?
- Có thể tài trợ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng ngoại tệ hay không?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo hồ sơ tiếp nhận tài trợ thể hiện được những nội dung chủ yếu nào?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ chối nhận tài trợ trong những trường hợp nào?
Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận tài trợ tài các tổ chức trong nước không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT quy định về thẩm quyền phê duyệt khoản tài trợ như sau:
Thẩm quyền phê duyệt khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt đối với các khoản đóng góp phải hoàn trả, ủy thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Chủ tịch HĐTV) có thẩm quyền phê duyệt các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước.
Theo đó với các khoản tài trợ trong nước thì Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có thẩm quyền phê duyệt.
Có thể tài trợ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng ngoại tệ hay không? Trường hợp nào thì Quỹ từ chối nhận tài trợ? (Hình từ Internet)
Có thể tài trợ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng ngoại tệ hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT quy định về hình thức tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác như sau:
Hình thức tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
1. Tài trợ, đóng góp bằng tiền: Nhà tài trợ, bên đóng góp thực hiện chuyển khoản tiền tài trợ, đóng góp bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại.
2. Đối với tài trợ, đóng góp bằng hiện vật:
a) Nhà tài trợ, bên đóng góp chuyển giao cho Quỹ các hiện vật như máy móc, trang thiết bị, phương tiện giao thông, đất đai, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng.
b) Giá trị của hiện vật tài trợ, đóng góp cho Quỹ phải được quy đổi ra tiền là đồng Việt Nam, được thể hiện tại văn kiện, hồ sơ nhận tài trợ, đóng góp.
Đối với hiện vật là tài sản có nguyên giá trên thị trường từ 500 triệu đồng trở lên, Quỹ phải thuê tổ chức thẩm định giá định giá tài sản. Thời điểm định giá không quá 06 tháng tính đến thời điểm lập hồ sơ phê duyệt tài trợ, đóng góp.
3. Đối với khoản đóng góp phải hoàn trả: Quỹ thực hiện hoàn trả theo thỏa thuận đã ký kết giữa các bên.
4. Đối với ủy thác: Bên ủy thác sẽ chuyển khoản tiền ủy thác bằng đồng Việt Nam hoặc đô-la Mỹ cho Quỹ thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại.
Quỹ thực hiện hoàn trả cho bên ủy thác theo thỏa thuận ủy thác đã ký kết giữa các bên.
Như vậy, các tổ chức trong nước có thể tài trợ bằng ngoại tệ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua tài khoản của Quỹ mở tại ngân hàng thương mại.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo hồ sơ tiếp nhận tài trợ thể hiện được những nội dung chủ yếu nào?
Theo Điều 7 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT thì hồ sơ tiếp nhận tài trợ phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1) Bối cảnh và sự cần thiết của việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác, trong đó nêu rõ những vấn đề mà khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác sẽ được sử dụng để giải quyết.
(2) Mục tiêu dài hạn (nếu có) và mục tiêu ngắn hạn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
(3) Những kết quả chủ yếu của việc sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và các chỉ số đo lường các kết quả đó.
(4) Thời gian thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác và địa bàn thực hiện.
(5) Cam kết, điều kiện đối với khoản tài trợ, đóng góp của nhà tài trợ, bên đóng góp, khoản ủy thác của bên ủy thác; nghĩa vụ và cam kết của Quỹ để sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
(6) Tổng giá trị và cơ cấu vốn của khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
(7) Vốn đối ứng và nguồn đảm bảo (nếu có).
(8) Phương thức tổ chức, quản lý và thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
(9) Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết).
(10) Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả sử dụng khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác (nếu cần thiết).
(11) Hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả thực hiện vào thực tiễn và tính bền vững của việc thực hiện khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ chối nhận tài trợ trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác như sau:
Nguyên tắc, mục tiêu tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác
1. Quỹ được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác để thực hiện các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Hỗ trợ DNNVV và Khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.
2. Việc tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác của Quỹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc nhận vốn ủy thác, đóng góp phải đảm bảo phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ.
3. Việc tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch.
4. Quỹ không được tiếp nhận tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
5. Nhà tài trợ, bên đóng góp, bên ủy thác phải tự đảm bảo và tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc, tính hợp pháp của khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác cho Quỹ.
Theo đó, nếu việc tài trợ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và có liên quan đến các hoạt động trái pháp luật thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ chối nhận tài trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?