Có thể sưu tầm hiện vật thuộc những đối tượng nào theo quy định? Dùng những phương thức nào để thực hiện sưu tầm hiện vật?
Có thể sưu tầm hiện vật thuộc những đối tượng nào theo quy định?
Dùng những phương thức nào để thực hiện sưu tầm hiện vật? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
1. Hiện vật là bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, được bảo tàng sưu tầm, hoàn thiện hồ sơ về khoa học và pháp lý để trở thành hiện vật bảo tàng.
Trong Thông tư này, từ ngữ “Di vật khảo cổ” theo quy định tại Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ được gọi chung là “hiện vật”.
2. Sưu tầm hiện vật là việc bảo tàng thông qua các phương thức khác nhau để đưa hiện vật về bảo tàng, phục vụ hoạt động của bảo tàng.
Theo Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm
Hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí sau:
1. Là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
2. Có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và đang không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan.
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
Theo đó, hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng phải có đủ các tiêu chí sau:
– Là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
– Có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và đang không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan.
– Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của bảo tàng.
Dùng những phương thức nào để thực hiện sưu tầm hiện vật?
Theo Điều 5 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Phương thức sưu tầm
Việc sưu tầm hiện vật được thực hiện theo các phương thức sau:
1. Thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc thu thập hiện vật tại thực địa.
2. Mua hiện vật của tổ chức, cá nhân.
3. Tiếp nhận hiện vật từ tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc chuyển giao.
4. Các phương thức sưu tầm khác.
Theo đó, có tất cả 04 phương thức để thực hiện việc sưu tầm hiện vật, bao gồm:
– Thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc thu thập hiện vật tại thực địa.
– Mua hiện vật của tổ chức, cá nhân.
– Tiếp nhận hiện vật từ tổ chức, cá nhân hiến tặng hoặc chuyển giao.
– Các phương thức sưu tầm khác.
Cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật
1. Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự sau:
a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và nghiên cứu về hiện vật; xác định các hiện vật có đủ tiêu chí là đối tượng sưu tầm của bảo tàng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để lập đề cương, kế hoạch sưu tầm trình người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lập hồ sơ hiện vật dự kiến sưu tầm theo quy định tại Thông tư này và quy định của bảo tàng;
c) Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo đề cương, kế hoạch sưu tầm đã được phê duyệt;
d) Bàn giao hiện vật và các tài liệu được hình thành trong quá trình sưu tầm theo quy định tại Thông tư này cho bảo tàng.
2. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân được bảo tàng giao thực hiện sưu tầm hiện vật lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến việc mua, bán hiện vật khi chưa được Giám đốc bảo tàng và chủ sở hữu hiện vật đồng ý.
Theo đó, cá nhân thực hiện việc sưu tầm hiện vật có trách nhiệm như sau:
– Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo trình tự sau:
+ Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và nghiên cứu về hiện vật; xác định các hiện vật có đủ tiêu chí là đối tượng sưu tầm của bảo tàng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2013/TT-BVHTTDL để lập đề cương, kế hoạch sưu tầm trình người có thẩm quyền phê duyệt;
+ Lập hồ sơ hiện vật dự kiến sưu tầm theo quy định tại Thông tư này và quy định của bảo tàng;
+ Thực hiện việc sưu tầm hiện vật theo đề cương, kế hoạch sưu tầm đã được phê duyệt;
+ Bàn giao hiện vật và các tài liệu được hình thành trong quá trình sưu tầm theo quy định tại Thông tư này cho bảo tàng.
– Nghiêm cấm cá nhân được bảo tàng giao thực hiện sưu tầm hiện vật lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ để tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác mua, bán hiện vật thuộc đối tượng sưu tầm của bảo tàng hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến việc mua, bán hiện vật khi chưa được Giám đốc bảo tàng và chủ sở hữu hiện vật đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?