Có thể lồng ghép tổ chức Ngày Pháp luật với nội dung sinh hoạt khác của đơn vị không? Khi tổ chức Ngày Pháp luật, đơn vị cần đảm bảo có những nội dung gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật.
Theo đó, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Cục Tuyên huấn và cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội.
Cục Tuyên huấn và cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật trong Quân đội.
Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Ngày Pháp luật đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc quyền.
Cơ quan được giao phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật tại cấp mình. Đồng thời, đôn đốc, nắm tình hình thực hiện Ngày Pháp luật của cơ quan, đơn vị cấp dưới báo cáo chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy cấp mình.
Việc tổ chức Ngày Pháp luật có thể lồng ghép với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của đơn vị không? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày Pháp luật có thể lồng ghép với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của đơn vị không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 15 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về hình thức tổ chức Ngày Pháp luật như sau:
Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Mít tinh, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa.
2. Diễu hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm sách báo, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Lên lớp tập trung trực tiếp, nói chuyện chuyên đề pháp luật có sự tham gia của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; học tập pháp luật thông qua việc nghiên cứu tài liệu, sách pháp luật.
4. Tiến hành các hoạt động tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ pháp lý; hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
5. Tăng cường dung lượng, thời lượng tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin nội bộ, bảng, biển, biểu, tranh cổ động; niêm yết tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
6. Sưu tầm tài liệu, sách, báo pháp luật bổ sung cho tủ sách pháp luật.
7. Lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương.
8. Các hình thức khác không trái quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thuần phong mỹ tục của dân tộc; theo hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định trên, một trong những hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong Quân đội là lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Như vậy, đơn vị có thể tổ chức Ngày Pháp luật lồng ghép với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của đơn vị.
Khi tổ chức Ngày Pháp luật, đơn vị cần đảm bảo có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về nội dung Ngày Pháp luật. Theo đó, khi tổ chức Ngày Pháp luật, đơn vị cần đảm bảo có những nội dung sau:
- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội và xây dựng Quân đội.
- Giáo dục quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thiết thực với đời sống của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Vận động quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ luật.
- Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; kiểm Điểm, rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém của tập thể, cá nhân trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Nội dung khác theo hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?