Có thể đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản phải trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ra quyết định?
- Quyết định không mở thủ tục phá sản phải được được gửi cho những đối tượng nào và trong thời hạn bao lâu?
- Có thể đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản phải trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ra quyết định?
- Trường hợp quyết định không mở thủ tục phá sản vẫn được giữ nguyên sau khi xem xét thì người nộp đơn có thể nhận lại chi phí đã đóng không?
Quyết định không mở thủ tục phá sản phải được được gửi cho những đối tượng nào và trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 43 Luật Phá sản 2014 quy định về việc thông báo quyết định không mở thủ tục phá sản như sau:
Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
2. Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.
Theo quy định thì quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.
Có thể đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản phải trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ra quyết định?
Căn cứ Điều 44 Luật Phá sản 2014 thì việc giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản.
Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại.
Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.Tổ Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành, các quyết định mà Tổ Thẩm phán có thể đưa ra gồm:
- Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;
- Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Có thể đề nghị xem xét lại quyết định không mở thủ tục phá sản phải trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ra quyết định? Hình từ Internet)
Trường hợp quyết định không mở thủ tục phá sản vẫn được giữ nguyên sau khi xem xét thì người nộp đơn có thể nhận lại chi phí đã đóng không?
Căn cứ Điều 42 Luật Phá sản 2014 quy định về trường hợp không mở thủ tục phá sản như sau:
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
...
5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.
6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Từ quy định trên thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản nếu Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản.
Quyết định không mở thủ tục phá sản dó Tòa án nhân dân ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?