Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật có bắt buộc phải có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật không?
- Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật có bắt buộc phải có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật không?
- Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật không?
Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật có bắt buộc phải có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Thú y 2015 về yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật như sau:
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật
1. Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật:
a) Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
c) Có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật;
d) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở phẫu thuật động vật:
a) Có đủ diện tích, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất;
b) Có nơi nuôi giữ động vật trước và sau phẫu thuật;
c) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo quy định trên, cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật bắt buộc phải có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật.
Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật (Hình từ Internet)
Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 26 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật như sau:
Vi phạm vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật tại địa điểm không bảo đảm vệ sinh thú y.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp;
b) Không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân
3. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với cơ sở xét nghiệm là tổ chức thì mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời cơ sở vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật không có nơi riêng biệt để nuôi giữ động vật không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y không có nơi nuôi giữ động vật thí nghiệm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt cao nhất là 8.000.000 đồng và bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền đình chỉ hoạt động đối với tổ chức nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ không có thẩm quyền xử phạt cơ sở xét nghiệm động vật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?