Cơ sở trợ giúp xã hội cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng có bị xử phạt hay không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội tập trung phục vụ những đối tượng nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng có bị xử phạt hay không?
- Cơ sở trợ giúp xã hội phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả như thế nào khi cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng?
Cơ sở trợ giúp xã hội tập trung phục vụ những đối tượng nào?
Theo Điều 6 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
3. Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Những người không thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).
5. Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội tập trung hỗ trợ cho các đối tượng sau đây:
- Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
- Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
- Người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Những người không thuộc diện đối tượng được bảo trợ xã hội đã nêu trên nhưng có nhu cầu được trợ giúp xã hội, tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí (sau đây gọi chung là đối tượng tự nguyện).
- Các đối tượng khác theo chương trình, đề án hỗ trợ hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Cơ sở trợ giúp xã hội (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng có bị xử phạt hay không?
Theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Cấp không đủ hoặc cấp không bảo đảm chất lượng vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường; vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác theo quy định hiện hành.
...
Hành vi cấp không bảo đảm chất lượng vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường; vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội là nữ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các đồ dùng khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cơ sở trợ giúp xã hội phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả như thế nào khi cấp vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng?
Theo khoản 7 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả như sau;
Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, cơ sở trợ giúp xã hội còn phải chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng vật dụng sinh hoạt hằng ngày không đảm bảo chất lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?