Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe là gì? Cơ sở thực hành này có quyền như thế nào?
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe là gì?
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2017/NĐ-CP thì cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe (sau đây viết tắt là cơ sở thực hành) là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác đáp ứng yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành theo quy định tại Nghị định này.
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe là gì? Cơ sở thực hành này có quyền như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe phải đáp ứng yêu cầu chung nào?
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe phải đáp ứng yêu cầu chung được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2017/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với cơ sở thực hành
1. Yêu cầu chung đối với cơ sở thực hành:
a) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo thực hành;
b) Có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hành theo yêu cầu của chương trình đào tạo thực hành;
c) Có người giảng dạy thực hành đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và có đủ thời gian hoạt động chuyên môn liên tục ở ngành/chuyên ngành hướng dẫn thực hành ít nhất là 12 tháng.
2. Yêu cầu đối với cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Có đủ các yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
b) Có phòng học, phòng giao ban, phòng trực dành cho người học thực hành và người giảng dạy thực hành;
c) Có người giảng dạy thực hành đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;
d) Tại cùng một thời điểm, mỗi khoa, phòng có không quá 03 người học thực hành trên 01 giường bệnh hoặc 01 ghế răng;
đ) Tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 20% và tối đa là 80% của tổng thời lượng chương trình thực hành, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
e) Cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này phải bảo đảm: Tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 50%, tối đa là 80% tổng thời lượng chương trình thực hành được thực hiện tại cơ sở thực hành và chỉ được là cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này của không quá 02 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học, sau đại học và 01 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe phải đáp ứng yêu cầu chung sau:
- Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với chương trình đào tạo thực hành;
- Có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hành theo yêu cầu của chương trình đào tạo thực hành;
- Có người giảng dạy thực hành đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và có đủ thời gian hoạt động chuyên môn liên tục ở ngành/chuyên ngành hướng dẫn thực hành ít nhất là 12 tháng.
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe có quyền như thế nào?
Cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe có quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 111/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành
1. Cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế và đào tạo nhân lực y tế;
b) Được sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở giáo dục (nếu có) đặt tại cơ sở thực hành trong hoạt động chuyên môn;
c) Được tính điểm khi đánh giá chất lượng và xếp hạng cơ sở y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Được công nhận là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ đào tạo của cơ sở giáo dục sau khi ký hợp đồng chi tiết đào tạo thực hành với cơ sở giáo dục
2. Cơ sở thực hành có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầu của cơ sở thực hành theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm chất lượng đào tạo thực hành theo chương trình đào tạo thực hành;
c) Xác nhận kết quả thực hành của người học thực hành.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe có quyền sau:
- Được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế và đào tạo nhân lực y tế;
- Được sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở giáo dục (nếu có) đặt tại cơ sở thực hành trong hoạt động chuyên môn;
- Được tính điểm khi đánh giá chất lượng và xếp hạng cơ sở y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Được công nhận là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ đào tạo của cơ sở giáo dục sau khi ký hợp đồng chi tiết đào tạo thực hành với cơ sở giáo dục
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?