Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn cần những điều kiện gì về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn để đảm bảo quy định kỹ thuật?

Cho anh hỏi, để đảm bảo quy định kỹ thuật, cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn cần những điều kiện gì về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn? Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn phải sắp xếp, bảo quản hóa chất ăn mòn như thế nào? Khi làm việc tiếp xúc với hóa chất ăn mòn cần lưu ý những vấn đề gì? Câu hỏi của anh Quang Minh tại Đồng Nai.

Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn cần những điều kiện gì về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn để đảm bảo quy định kỹ thuật?

Căn cứ theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:

Quy định kỹ thuật
9. Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất ăn mòn
Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất ăn mòn phù hợp với tiêu chí ghi nhãn tương ứng hình đồ cảnh báo GHS05 (sau đây gọi tắt là hóa chất ăn mòn) phải tuân thủ các quy định sau:
9.1. Điều kiện về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn
9.1.1. Cơ sở có hóa chất ăn mòn phải có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự ăn mòn, bảo vệ công trình xây dựng. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn ở dạng lỏng phải có hệ thống rãnh thu gom, hệ thống thu hồi xử lý hóa chất.
9.1.2 .Thiết bị, đường ống chứa hóa chất ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở phải ở vị trí an toàn cho người thao tác đi lại. Trường hợp chứa trong thiết bị chịu áp lực, định kỳ phải kiểm tra theo quy định.
9.1.3. Đường đi phía trên thiết bị có hóa chất ăn mòn phải có lan can bảo vệ, có tay vịn đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác. Thành thiết bị, bể chứa phải cao hơn vị trí người thao tác ít nhất 1,2 m, không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì làm giảm chiều cao nói trên.
9.1.4. Kho chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng các vật liệu không bị chất ăn mòn phá hủy. Nên kho chứa phải bằng phẳng, xung quanh chỗ để phải có gờ cao ít nhất 0,1 m hoặc rải một lớp cát dày 0,2 - 0,3 m;
...

Theo đó, cơ sở hoạt động sản xuất, sử dụng, bảo quản hóa chất ăn mòn phù hợp với tiêu chí ghi nhãn tương ứng hình đồ cảnh báo GHS05 (sau đây gọi tắt là hóa chất ăn mòn) phải tuân thủ các quy định kỹ thuật về điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn cụ thể trên.

Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn phải sắp xếp, bảo quản hóa chất ăn mòn như thế nào để đảm bảo quy định kỹ thuật?

Căn cứ theo tiểu mục 9.2 Mục 9 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định về sắp xếp, bảo quản hóa chất ăn mòn như sau:

- Sắp xếp, bảo quản hóa chất ăn mòn không để các chất hữu cơ (như rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy), chất ô xy hóa, chất dễ cháy, nổ trong cùng một kho với hóa chất ăn mòn. Hóa chất ăn mòn vô cơ có tính axít, chất ăn mòn có tính kiềm vá các chất ăn mòn khác phải bảo quản ở những khu vực hoặc kho chứa khác nhau; các khu vực chứa phải có lối đi rộng ít nhất là 1 m.

- Khi sắp xếp hóa chất ăn mòn phải để đúng chiều quy định.

- Bao bì chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng vật liệu không bị hóa chất ăn mòn phá hủy, phải đảm bảo kín; hóa chất ăn mòn dạng lỏng không được nạp quá hệ số đầy theo quy định đối với mỗi loại hóa chất.

- Kệ chứa hóa chất ăn mòn phải được thiết kế và lắp đặt đảm bảo không tích tụ hóa chất có đặc tính không tương thích.

- Các hóa chất không tương thích hoặc khi tiếp xúc với nhau tạo ra phản ứng nguy hiểm, không để cùng khu vực bảo quản hóa chất ăn mòn:

+ Đối với các chất không tương thích với các chất ăn mòn

Cách ly trong các khu vực riêng biệt, hoặc phân lập khu vực theo khoảng cách cách ly tối thiểu 5 m đối với hóa chất ăn mòn thể lỏng hoặc 3 m đối với hóa chất ăn mòn dạng rắn:

+ Đối với các hóa chất tạo phản ứng nguy hiểm khi tiếp xúc với nhau, áp dụng một trong các giải pháp sau;

++ Cách ly trong các khu vực riêng biệt có tường, cửa chắn đảm bảo an toàn.

++ Phân lập khu vực theo khoảng cách an toàn tối thiểu 5 m.

++ Lưu giữ trong cùng khu vực nhưng sử dụng riêng hệ thống khay thu gom tràn đổ hoặc thoát nước đảm bảo không có khả năng tiếp xúc kể cả trong trường hợp tràn đổ, rò rỉ, rơi vãi.

hóa chất 5]

Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn (Hình từ Internet)

Khi làm việc tiếp xúc với hóa chất ăn mòn cần lưu ý những vấn đề gì?

Căn cứ theo tiểu mục 9.3 Mục 9 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT quy định như sau:

Quy định kỹ thuật
9. Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất ăn mòn
...
9.3. Làm việc tiếp xúc với hóa chất ăn mòn
9.3.1. Không được ôm, vác trực tiếp hóa chất ăn mòn. Khi nâng lên cao, đóng rót, di chuyển thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải sử dụng thiết bị chuyên dùng.
9.3.2. Khi vệ sinh, sửa chữa thiết bị, ống dẫn hóa chất ăn mòn phải có phương án làm việc an toàn, được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn.
9.3.3. Tại nơi có hóa chất ăn mòn phải có tủ thuốc cấp cứu, vòi nước, thùng chứa hóa chất trung hoà: dung dịch natri cacbonat ( NaHCO3) nồng độ 0.3%, dung dịch axit (CH3COOH) nồng độ 0,3% hoặc các dung dịch phù hợp khác để phục vụ ứng cứu sự cố hóa chất.
9.3.4 Những người làm việc trong kho phải thường xuyên kiểm tra độ kín của bao bì, thiết bị chứa đựng hóa chất ăn mòn và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi tiếp xúc với hóa chất phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp;

Như vậy, khi làm việc tiếp xúc với hóa chất ăn mòn không được ôm, vác trực tiếp hóa chất ăn mòn. Khi nâng lên cao, đóng rót, di chuyển thiết bị chứa hóa chất ăn mòn phải sử dụng thiết bị chuyên dùng.

Khi vệ sinh, sửa chữa thiết bị, ống dẫn hóa chất ăn mòn phải có phương án làm việc an toàn, được xác nhận của cán bộ phụ trách an toàn.

Tại nơi có hóa chất ăn mòn phải có tủ thuốc cấp cứu, vòi nước, thùng chứa hóa chất trung hoà: dung dịch natri cacbonat ( NaHCO3) nồng độ 0.3%, dung dịch axit (CH3COOH) nồng độ 0,3% hoặc các dung dịch phù hợp khác để phục vụ ứng cứu sự cố hóa chất.

Những người làm việc trong kho phải thường xuyên kiểm tra độ kín của bao bì, thiết bị chứa đựng hóa chất ăn mòn và có biện pháp xử lý kịp thời. Khi tiếp xúc với hóa chất phải dùng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp.

Sản xuất hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện cấp tỉnh mới nhất năm 2023?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện cấp tỉnh năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Trong hoạt động sản xuất hóa chất yêu cầu về quạt thông gió cho kho chứa hóa chất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sửa đổi thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Công ty tạo ra sơn màu từ hoạt động pha trộn hóa chất có phải là việc sản xuất hóa chất hay không?
Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?
Pháp luật
Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì? Để cấp Giấy chứng nhận hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Sản xuất hóa chất dùng để điều trị bệnh cần phải đáp ứng những yêu cầu nào về đảm bảo an toàn trong sản xuất?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất hóa chất ăn mòn cần những điều kiện gì về trang thiết bị, nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn để đảm bảo quy định kỹ thuật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất hóa chất
1,557 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất hóa chất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào