Cơ sở sản xuất dăm keo thuộc nhóm mấy theo luật môi trường hiện nay? Và cơ sở có thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường hay không?
Cơ sở sản xuất dăm keo thuộc nhóm mấy theo luật môi trường hiện nay?
Để xác định được dự án bên mình thuộc dự án nhóm mấy anh cần cần đối chiếu thông tin dự án của mình với các Phụ lục II kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Phụ lục III kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Phụ lục IV kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Phụ lục V kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Về lĩnh vực dăm keo thì em không thấy có đề cập tại các Phụ lục ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Anh có thể kiểm tra thêm các yếu tố khác tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP xem mình có thuộc mục nào trong Phụ lục hay không.
Nếu không thuộc danh mục, có thể dự án bên mình thuộc nhóm III hoặc nhóm IV theo khoản 5, khoản 6 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020:
Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
...
3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
...
4. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
...
5. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
b) Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
6. Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Cơ sở sản xuất dăm keo thuộc nhóm mấy theo luật môi trường hiện nay? Và cơ sở có thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường hay không? (hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất dăm keo có thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường hay không?
Như đã phân tích phía trên thì cơ sở sản xuất dăm keo của anh có thể thuộc dự án nhóm III, nên đối chiếu theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Nếu dự án bên mình thuộc đối tượng tại Điều 39 nêu trên thì sẽ phải có Giấy phép môi trường.
Nội dung Giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất dăm keo gồm những gì? Có yêu cầu thế nào về việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở này?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu về nội dung Giấy phép môi trường của cơ sở sản xuất dăm keo như sau:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Nội dung cấp phép môi trường;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
Bên cạnh đó yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất dăm keo cũng tại khoản 3 Điều 40 này có nêu:
Nội dung giấy phép môi trường
...
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?