Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào?

03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là những nhóm nào? Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được phép chuyển giao chất thải cho những đối tượng nào theo quy định?

03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là các nhóm nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, 03 nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường là các nhóm sau đây:

Nhóm 1: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

Nhóm 2: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

Nhóm 3: Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.

Khi có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái chế mà không thực hiện tái chế thì được chuyển giao cho đối tượng nào?

Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở sản xuất kinh doanh khi có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái chế mà không thực hiện tái chế thì được chuyển giao cho đối tượng nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:

- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;

- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm (a), (b) hoặc (c) theo quy định trên.

Cơ sở sản xuất có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thì được tự tái chế, thu hồi năng lượng khi đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
...
4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

Theo đó, cơ sở sản xuất có chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thì được tự tái chế, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

(2) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;

(3) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

Chất thải rắn công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì được chuyển giao cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất đúng không?
Pháp luật
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có phải sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn đối với mỗi lần bàn giao hay không?
Pháp luật
Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường thì người khai thác cảng hàng không, sân bay có phải thực hiện phân loại tại nguồn không?
Pháp luật
Chủ nguồn thải có được tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường hay không? Muốn tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Dược phẩm thải không có thành phần gây độc tế bào là loại chất thải nào? Đơn vị tính khối lượng chất thải?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất hiện nay? Cách sử dụng biên bản?
Pháp luật
Việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn công nghiệp
508 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải rắn công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào