Cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thực hiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo được quy định ra sao?
- Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
- Cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng điều kiện gì?
- Trình tự thực hiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu được quy định ra sao?
Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh quản lý, xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc khai thác từ tự nhiên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc loài thủy sản quy định tại khoản 2 Điều này; điều kiện, thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo đó, thẩm quyền xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng thuộc về Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu (hình từ Internet)
Cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Mục VII Phần III Phụ lục I Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định Cá mõm trâu thuộc danh sách các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Do đó, việc nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật liên quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Điều kiện cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp như sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản và Điều 34 Nghị định này.
Theo quy định này, cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu cần đáp ứng điều kiện sau:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cơ sở, trình tự, thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
3. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Đối với các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
Chiếu theo quy định này, Cá mõm trâu là loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Vì vậy việc thực hiện chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo Cá mõm trâu sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?