Cơ sở kinh doanh không có giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
- Có được kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp không?
- Cơ sở kinh doanh không có giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
- Hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được tiến hành như thế nào?
Có được kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp không?
Tại Điều 14 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất quy định:
"Điều 14. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
1. Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
a) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;
b) Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;
c) Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;
d) Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B."
Dinitơ monoxit (N2O) nằm trong danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Số thứ tự 120, Phụ lục II danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Tại Điều 15 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:
"Điều 15. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.
2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
3. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
4. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép và có trách nhiệm duy trì đủ điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật hóa chất."
Như vậy, chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh. Trường hợp không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt.
Xử phạt cơ sở kinh doanh không giấy phép kinh doanh hóa chất
Cơ sở kinh doanh không có giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 17. Vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
...
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp."
Bên cạnh đó tại khoản 8 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 17. Vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.”
Trường hợp kinh doanh N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương, thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP) mà không có giấy phép thì bị xử phạt theo quy định trên.
Chú ý tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt với cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được tiến hành như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 ,khoản 3 Điều 16 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:
"Điều 16. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm i khoản 1 Điều 10 của Nghị định này;
c) Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Các giấy tờ quy định từ điểm b đến điểm k khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;
c) Bản giải trình kế hoạch kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan cấp phép;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản này;
c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Mẫu Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?