Cơ sở kinh doanh dược chấm dứt hoạt động dược có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược không?
Cơ sở kinh doanh dược chấm dứt hoạt động dược có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Dược 2016 như sau:
"Điều 40. Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
1. Chấm dứt hoạt động kinh doanh dược.
2. Không đáp ứng một trong các Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này.
3. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
4. Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược."
Theo đó, chấm dứt hoạt động kinh doanh dược bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
Thu hồi Giấy chứng nhận (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Dược 2016 như sau:
"Điều 37. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại các Điểm a, b, c, e, g và h Khoản 2 Điều 32 của Luật này.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 32 của Luật này."
Như vậy, Giám đốc Sở Y tế là người có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
Cơ sở kinh doanh dược phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Dược 2016 như sau:
"Điều 42. Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược
1. Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây:
a) Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;
b) Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;
c) Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để Điều trị cho bệnh nhân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây:
a) Phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa Điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;
b) Bảo đảm duy trì các Điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;
c) Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;
d) Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;
e) Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;
g) Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
h) Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;
i) Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;
k) Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ;
l) Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;
m) Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;
n) Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện ghi trên nhãn;
o) Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;
p) Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.
3. Ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở kinh doanh dược khi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt có các trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo định kỳ; báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
b) Lập hồ sơ, lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế."
Như vậy, cơ sở kinh doanh dược phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.
Kinh doanh dược có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Người bán thuốc nhưng lại không có bằng cấp chuyên môn sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất?
Việc cấp lại giấy chứng nhận thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) thực hiện như thế nào?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược bị bắt thì thuốc của cơ sở này có bị thu hồi hay không?
Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại có cần xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?
Quy định về đối tượng và yêu cầu đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang được sửa đổi những nội dung nào?
Nghị định 88/2023/NĐ-CP quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc từ 11/12/2023?
Hoạt động xác định, áp đặt giá bán thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối có được thực hiện bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không?
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao?
Hồ sơ, thủ tục mở quầy thuốc 2022 được quy định thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý thủ tục mở quầy thuốc?
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự cần đảm bảo khi thực hiện thủ tục mở quầy thuốc 2022?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh dược
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?