Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho người trực tiếp chế biến thức ăn đi khám sức khỏe định kỳ thì phải khám những bệnh gì có phải khám tiêu chảy cấp hay không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho người trực tiếp chế biến thức ăn đi khám sức khỏe định kỳ thì phải khám những bệnh gì có phải khám tiêu chảy cấp hay không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo được điều kiện về an toàn thực phẩm ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần phải lưu mẫu mỗi ngày hay không?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho người trực tiếp chế biến thức ăn đi khám sức khỏe định kỳ thì phải khám những bệnh gì có phải khám tiêu chảy cấp hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo đó, người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, người sử dụng lao động phải cho người trực tiếp chế biến thức ăn khám sức khỏe định kỳ theo nội dung khám tuy nhiên, hiện nay không có yêu cầu khám những bệnh như bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
Hay nói cách khác, người trực tiếp chế biến thức ăn được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tức là không khám sức khỏe nhưng mà phải được đảm bảo rằng không mắc bệnh tiêu chảy cấp trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho người trực tiếp chế biến thức ăn đi khám sức khỏe định kỳ thì phải khám những bệnh gì có phải khám tiêu chảy cấp hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo được điều kiện về an toàn thực phẩm ra sao?
Căn cứ theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định về những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo được điều kiện về an toàn thực phẩm như sau:
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần phải lưu mẫu mỗi ngày hay không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo đó, ngoài việc đảm bảo các quy định khác về an toàn thực phẩm thì cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn phải thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
>>> Xem thêm kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 1246/QĐ-BYT năm 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?