Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian bao lâu?
- Việc bố trí nơi tạm lánh có được xếp vào biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình hay không?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian bao lâu?
- Người bị bạo lực gia đình có quyền giữ bí mật về nơi tạm lánh của mình hay không?
Việc bố trí nơi tạm lánh có được xếp vào biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình hay không?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, việc bố trí nơi tạm lánh được xếp vào biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Trong đó, nơi tạm lánh được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian bao lâu?
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian bao lâu?
(Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, tùy theo điều kiện thực tế bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian không quá 01 ngày theo yêu cầu của người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, tùy theo điều kiện thực tế bố trí nơi tạm lánh cho người bệnh là người bị bạo lực gia đình trong thời gian không quá 01 ngày theo yêu cầu của người bị bạo lực gia đình.
Người bị bạo lực gia đình có quyền giữ bí mật về nơi tạm lánh của mình hay không?
Căn cứ tại điềm c khoản 1 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình như sau:
Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, người bị bạo lực gia đình được quyền giữ bí mật về nơi tạm lánh của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?