Cơ sở hạt nhân có những nguyên tắc bảo đảm an ninh như thế nào? Cơ sở hạt nhân có trách nhiệm như thế nào về bảo đảm an ninh?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định trên thì cơ sở hạt nhân có những nguyên tắc bảo đảm an ninh như thế nào? Cơ sở hạt nhân có trách nhiệm như thế nào về bảo đảm an ninh? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai)

Cơ sở hạt nhân có những nguyên tắc bảo đảm an ninh như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 38/2011/TT-BKHCN, có quy định về nguyên tắc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân
1. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân phải tuân thủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Các yêu cầu và biện pháp bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân phải phù hợp với nhóm vật liệu hạt nhân và mức độ hậu quả phóng xạ khi bị phá hoại. Tổ chức, cá nhân sử dụng, lưu giữ và vận chuyển vật liệu hạt nhân không thuộc các nhóm I, II hoặc III phải thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết để bảo đảm an ninh.
4. Các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm an ninh, thực hiện kiểm soát hạt nhân phải được xem xét ngay từ bước thiết kế để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau mà không ảnh hưởng xấu đến nhau.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hạt nhân có những nguyên tắc bảo đảm an ninh như sau:

- Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm cao nhất về việc bảo đảm an ninh cơ sở hạt nhân

- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến cơ sở hạt nhân phải tuân thủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh cơ sở hạt nhân quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Các yêu cầu và biện pháp bảo đảm an ninh cơ sở hạt nhân phải phù hợp với nhóm vật liệu hạt nhân và mức độ hậu quả phóng xạ khi bị phá hoại.

- Các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm an ninh, thực hiện kiểm soát hạt nhân phải được xem xét ngay từ bước thiết kế để bảo đảm các biện pháp đó hỗ trợ cho nhau mà không ảnh hưởng xấu đến nhau.

Cơ sở hạt nhân

Cơ sở hạt nhân (Hình từ Internet)

Cơ sở hạt nhân có trách nhiệm như thế nào về bảo đảm an ninh?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 38/2011/TT-BKHCN, có quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở hạt nhân như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở hạt nhân
1. Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Điều 6 Thông tư này.
2. Bảo đảm an ninh cho các vật liệu hạt nhân được sử dụng, lưu giữ trong cơ sở hạt nhân theo các yêu cầu tương ứng quy định tại các Điều 6, 7 và 8 của Thông tư này. Riêng đối với vật liệu hạt nhân nhóm I thay cho yêu cầu phải được sử dụng hoặc lưu giữ trong khu vực kiểm soát đặc biệt sẽ phải được sử dụng hoặc lưu giữ trong khu vực trọng yếu.
3. Thiết lập khu vực trọng yếu bảo đảm các yêu cầu:
a) Có các biện pháp kiểm soát, bảo đảm an ninh như đối với khu vực kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
b) Trong thời gian không hoạt động hoặc được bảo dưỡng, việc ra vào khu vực trọng yếu phải được kiểm soát chặt chẽ; đối với khu vực có lò phản ứng hạt nhân thì trước khi lò phản ứng hoạt động trở lại cần phải kiểm tra để khẳng định không có hành vi xâm hại nào được thực hiện trong quá trình không hoạt động hoặc bảo dưỡng.
4. Bảo đảm vật liệu hạt nhân, các hệ thống, thiết bị, máy móc phải được sử dụng, lưu giữ trong khu vực trọng yếu nếu việc phá hoại chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới hậu quả phóng xạ cao.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hạt nhân có trách nhiệm về bảo đảm an ninh như sau:

- Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Điều 6 Thông tư này

- Bảo đảm an ninh cho các vật liệu hạt nhân được sử dụng, lưu giữ trong cơ sở hạt nhân theo các yêu cầu tương ứng quy định tại các Điều 6, 7 và 8 của Thông tư này. Riêng đối với vật liệu hạt nhân nhóm I thay cho yêu cầu phải được sử dụng hoặc lưu giữ trong khu vực kiểm soát đặc biệt sẽ phải được sử dụng hoặc lưu giữ trong khu vực trọng yếu.

- Thiết lập khu vực trọng yếu bảo đảm

Cơ sở hạt nhân xử lý sự cố mất an ninh như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 38/2011/TT-BKHCN, có quy định về xử lý sự cố mất an ninh vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân như sau:

Xử lý sự cố mất an ninh vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân
Tổ chức, cá nhân có vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân khi phát hiện dấu hiệu mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân có trách nhiệm:
1. Thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp phối hợp xử lý.
2. Trong vòng 08 giờ phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm và thu hồi vật liệu hạt nhân bị mất.
4. Ngay sau khi xảy ra hành vi phá hoại vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn thiệt hại, bảo vệ cơ sở hạt nhân, bảo vệ người.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hạt nhân xử lý sự cố mất an ninh như sau:

- Thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp phối hợp xử lý

- Trong vòng 08 giờ phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm và thu hồi vật liệu hạt nhân bị mất

- Ngay sau khi xảy ra hành vi phá hoại vật liệu hạt nhân, cơ sở hạt nhân phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn thiệt hại, bảo vệ cơ sở hạt nhân, bảo vệ người.

Cơ sở hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở hạt nhân có những nguyên tắc bảo đảm an ninh như thế nào? Cơ sở hạt nhân có trách nhiệm như thế nào về bảo đảm an ninh?
Pháp luật
Tổ chức vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại cơ sở hạt nhân? Muốn xây dựng cơ sở hạt nhân thì xây dựng ở địa điểm nào?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân có phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng không? Hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng bao gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở hạt nhân
349 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở hạt nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào