Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe có được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở là giảng viên không?
- Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe phải có ít nhất bao nhiêu người giảng dạy thực hành là người làm việc cơ hữu của cơ sở?
- Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe có được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở là giảng viên không?
- Người giảng dạy thực hành tại cơ sở giáo dục có được xem là nhân lực của cơ sở thực hành không?
Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe phải có ít nhất bao nhiêu người giảng dạy thực hành là người làm việc cơ hữu của cơ sở?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe như sau:
Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục
1. Có chương trình, kế hoạch và hợp đồng đào tạo thực hành theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục có ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh phải ký hợp đồng hoặc có 01 cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện ít nhất 50% thời lượng của chương trình thực hành và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Là bệnh viện hạng I hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến I trở lên đối với đào tạo trình độ sau đại học, đào tạo trình độ đại học ngành y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt; là bệnh viện hạng II hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến II trở lên đối với đào tạo trình độ đại học các ngành khác thuộc khối ngành sức khỏe; là bệnh viện hạng III hoặc hoặc bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật thuộc danh mục kỹ thuật từ tuyến III trở lên đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp khối ngành sức khỏe;
b) Có ít nhất 20% người giảng dạy chương trình thực hành là người làm việc cơ hữu của cơ sở giáo dục có đăng ký hành nghề tại cơ sở thực hành và được cơ sở thực hành bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở giao dục phải có ít nhất 20% người giảng dạy chương trình thực hành là người làm việc cơ hữu của cơ sở giáo dục có đăng ký hành nghề tại cơ sở thực hành và được cơ sở thực hành bố trí làm công tác khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.
Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe có được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở là giảng viên không?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về quyền của cơ sở giáo dục như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục có quyền sau đây:
a) Quyết định việc chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy định;
b) Được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên cơ hữu trong các trường hợp:
Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.
...
Như vậy, cơ sở giáo dục được phép kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở mình là giảng viên nếu thuộc trường hợp sau:
- Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
- Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục.
Lưu ý: một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.
Cơ sở giáo dục về đào tạo khối ngành sức khỏe có được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở là giảng viên không? (Hình từ Internet)
Người giảng dạy thực hành tại cơ sở giáo dục có được xem là nhân lực của cơ sở thực hành không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền sau đây:
a) Các quyền theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Có các quyền sau đây khi đánh giá chất lượng, xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia hướng dẫn thực hành và được bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành được tính là nhân lực của cơ sở thực hành;
Được tính thành tích nghiên cứu khoa học của người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục thực hiện tại cơ sở thực hành vào thành tích nghiên cứu khoa học của cơ sở thực hành;
Được tính điểm cao hơn khi xem xét đánh giá chất lượng, xếp hạng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
c) Quyết định chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục và người học thực hành trực tiếp tham gia hoạt động chuyên môn theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành.
...
Theo quy định thì người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia hướng dẫn thực hành và được bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành được tính là nhân lực của cơ sở thực hành.
Như vậy, nếu chỉ tham gia hướng dẫn thực hành cho học viên thì người giảng dạy thực hành không được xem là nhân lực của cơ sở thực hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?