Cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân thì người bị tạm giữ sẽ được ăn thêm bao nhiêu lần trong ngày?
- Tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân thì người bị tạm giữ sẽ được ăn thêm bao nhiêu lần trong ngày?
- Người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân sẽ được mang những gì vào buồng tạm giữ?
- Người bị tạm giữ tại các cơ sở giam giữ của quân đội nhân dân thì sẽ được khám bệnh và cho sinh hoạt tinh thần như thế nào?
Tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân thì người bị tạm giữ sẽ được ăn thêm bao nhiêu lần trong ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Thời gian ăn uống và việc ăn thêm
1. Đến giờ ăn người bị tạm giữ, tạm giam nhận tiêu chuẩn ăn và ăn đúng thời gian do cơ sở giam giữ quy định.
2. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc người bị tạm giữ, tạm giam sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm, mua đồ ăn là thực phẩm đã qua chế biến để dùng ngay được nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định thì cơ sở giam giữ trong quân đội thì người bị tạm giữ sẽ được ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Cơ sở giam giữ (Hình từ Internet)
Người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân sẽ được mang những gì vào buồng tạm giữ?
Căn cứ Điều 6 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Đồ dùng, tư trang mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam
1. Người bị tạm giữ, tạm giam được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn theo quy định của Chính phủ, đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ là người bị tạm giữ, tạm giam.
2. Đồ dùng và tư trang phải được xếp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
3. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cho người bị tạm giữ, tạm giam mượn hoặc mang thêm đồ dùng, tư trang trong trường hợp cần thiết và những đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi được mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
Như vậy, người bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân sẽ được mang quần áo, chăn, màn, chiếu và các đồ dùng do cơ sở giam giữ cấp hoặc cho mượn.
Ngoài ra còn được mang đồ dùng gia đình tiếp tế, giấy tờ liên quan đến vụ án, các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân và đồ dùng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi nếu ở cùng với mẹ.
Đồng thời thì đồ dùng và tư trang phải được xếp đặt đúng nơi quy định, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
Người bị tạm giữ tại các cơ sở giam giữ của quân đội nhân dân thì sẽ được khám bệnh và cho sinh hoạt tinh thần như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Khám bệnh, chữa bệnh
1. Người bị tạm giữ, tạm giam khi ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ cơ sở giam giữ, nội quy, quy định của cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Người bị tạm giữ, tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh; thuốc phải được bàn giao cho cán bộ y tế cơ sở giam giữ quản lý để tiêm, cấp uống theo đơn dưới sự giám sát của cán bộ y tế.
Bên cạnh đó, tại căn cứ Điều 9 Nội quy Cơ sở giam giữ trong quân đội nhân dân ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BQP như sau:
Quy định thời gian sinh hoạt tinh thần
1. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ cấp 01 (một) tờ báo Quân đội nhân dân để đọc và thu lại. Căn cứ số lượng người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quy định thời gian đọc báo của người bị tạm giữ, tạm giam.
2. Hàng ngày người bị tạm giữ, tạm giam được cơ sở giam giữ mở Đài Tiếng nói Việt Nam để nghe bản tin thời sự (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều). Căn cứ thời gian làm việc của cơ sở giam giữ, Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho người bị tạm giữ, tạm giam nghe thêm các Chương trình phát sóng khác của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Như vậy, người bị tạm giữ khi ốm, đau phải báo cáo kịp thời và chấp hành nghiêm chỉ định, hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ cơ sở giam giữ, nội quy, quy định của cơ sở khám, chữa bệnh.
Đối với trường hợp người bị tạm giữ khi ốm, đau nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân thì phải có đơn thuốc của cơ sở khám, chữa bệnh; thuốc phải được bàn giao cho cán bộ y tế cơ sở giam giữ quản lý để tiêm, cấp uống theo đơn dưới sự giám sát của cán bộ y tế.
Bên cạnh đó họ sẽ được cho sinh hoạt tinh thần hằng ngày bằng việc cho đọc báo và nghe Đài Tiếng nói Việt Nam để nghe bản tin thời sự (buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?