Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Thông tin của người bị tạm giữ, tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam có được bảo mật không?
Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành tạm giữ, tạm giam,
3. Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân;
b) Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân được kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân. Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc kết nối, cung cấp thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam giữa Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân với Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và các thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
- Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
+ Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân;
+ Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
- Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân được kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
- Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc kết nối, cung cấp thông tin về thi hành tạm giữ, tạm giam giữa Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân với Hệ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? (Hình từ Internet)
Thông tin của người bị tạm giữ, tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam gồm có những thông tin gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:
Thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam và thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Thông tin về tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Số liệu về người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Tình hình, kết quả thi hành tạm giữ, tạm giam đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Tình hình về biên chế, nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành tạm giữ, tạm giam;
d) Các thông tin khác có liên quan đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Thông tin cơ bản về người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Dẫn chiếu đến khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì thông tin về người bị tạm giữ, tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm các thông tin, tài liệu sau:
- Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm:
+ Các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân;
+ Biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý; quyết định, biên bản hủy đồ vật thuộc danh mục cấm;
+ Danh bản, chỉ bản, lý lịch và tài liệu về nhân thân; tài liệu liên quan đến việc chấp hành các quy định về giam giữ; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy, pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; tài liệu về sức khỏe, khám, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian bị giam giữ; tài liệu liên quan đến việc giải quyết chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án; quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;
+ Tài liệu khác có liên quan.
- Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.
Thông tin của người bị tạm giữ, tạm giam trong cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam có được bảo mật không?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Tuân thủ Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học và quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật.
3. Khai thác, sử dụng đúng mục đích, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
4. Việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5. Quản lý chặt chẽ cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật theo quy định của pháp luật trong việc quản lý dữ liệu; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; bảo đảm sự tương thích, thông suốt an toàn giữa các hệ thống thông tin.
Như vậy, thông tin của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trên cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng, khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?