Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân hay không?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân không?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020) như sau:
Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không cập nhật thông tin về nguyên quán mà chỉ có thông tin về quê quán của công dân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Hình từ Internet)
Nguyên quán và quê quán của công dân được hiểu như thế nào?
Trước đây, theo thông tư Thông tư 36/2014/TT-BCA (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 56/2021/TT-BCA), thông tin về nguyên quán được Bộ Công an sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, chứng minh nhân dân,... với mục đích cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại trong trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh của công dân không có mục này.
Tuy nhiên, theo Thông tư 55/2021/TT-BCA khái niệm nguyên quán không còn được nhắc đến.
Và quê quán của công dân được định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
...
Theo đó, quê quán của công dân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy, nguyên quán và quê quán của công dân là hai thuật ngữ khác nhau.
Việc cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) như sau:
Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
...
Theo đó, việc cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
- Trường hợp thông tin về công dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin;
- Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?