Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có được cho thuê tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh tế không?
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có những hoạt động nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định thì Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là tên gọi chung của Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý.
Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:
Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
1. Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch.
2. Hướng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực, chuẩn bị động viên công nghiệp.
3. Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị khi đất nước chuyển sang thời chiến.
4. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định lộ trình đổi mới tổ chức, quản lý cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt theo Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng.
Theo quy định trên, hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt gồm:
- Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch.
- Hướng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực, chuẩn bị động viên công nghiệp.
- Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị khi đất nước chuyển sang thời chiến.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định lộ trình đổi mới tổ chức, quản lý cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt theo Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng.
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt (Hình từ Internet)
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt có được cho thuê tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh tế không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt như sau:
Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
2. Mọi hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế đều được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bán, cho mượn, cho thuê tư cách pháp nhân trong các hoạt động kinh tế.
...
Theo đó, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
Nghiêm cấm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bán, cho mượn, cho thuê tư cách pháp nhân trong các hoạt động kinh tế.
Như vậy, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt không được cho thuê tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh tế.
Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt cần làm gì khi liên kết với cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động liên doanh, liên kết của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt
...
4. Khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải chấp hành quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế tại Điều 5 của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng và tại Điều 2 của Nghị định này. Trong hoạt động liên doanh, liên kết cần:
a) Xác minh rõ đối tác nước ngoài thông qua sự thẩm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành mà các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thế mạnh, các lĩnh vực cần có công nghệ cao hoặc lĩnh vực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế.
Như vậy, khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải chấp hành quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế tại Điều 5 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng 2008 về Hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng và tại Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP. Trong hoạt động liên doanh, liên kết cần:
- Xác minh rõ đối tác nước ngoài thông qua sự thẩm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia;
- Ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực và ngành mà các cơ sở công nghiệp quốc phòng có thế mạnh, các lĩnh vực cần có công nghệ cao hoặc lĩnh vực vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?