Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có tối thiểu bao nhiêu người phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy?
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy có phải phù hợp với trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện hay không?
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có tối thiểu bao nhiêu người phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy?
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở hay không?
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy có phải phù hợp với trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện hay không?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện như sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện
1. Căn cứ quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và Điều 26 của Nghị định này và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của đơn vị, cơ sở cai nghiện xây dựng, ban hành quy trình cai nghiện ma túy.
2. Quy trình cai nghiện ma túy phải phù hợp với phân loại người nghiện ma túy, thời gian cai nghiện của đối tượng, độ tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện.
Như vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy phải phù hợp với phân loại người nghiện ma túy, thời gian cai nghiện của đối tượng, độ tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình cai nghiện ma túy có phải phù hợp với trình độ học vấn của đối tượng cai nghiện hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có tối thiểu bao nhiêu người phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về điều kiện nhân sự của cơ sở cai nghiện ma túy công lập cụ thể như sau:
Điều kiện nhân sự
1. Viên chức của cơ sở cai nghiện phải có chuyên ngành đào tạo thuộc một trong các ngành nghề sau: y, dược, công tác xã hội, tâm lý, sư phạm, luật, kinh tế và các ngành nghề khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở, trong đó:
a) Có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện tại Chương III Nghị định này, có trình độ chuyên môn phù hợp;
b) Người phụ trách y tế là y sĩ, bác sĩ, đã được đào tạo, tập huấn về xác định tình trạng nghiện, điều trị và cai nghiện ma túy.
2. Vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số người làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải có ít nhất một người chịu trách nhiệm, phụ trách một giai đoạn của quy trình cai nghiện ma túy tại Chương III Nghị định 116/2021/NĐ-CP, có trình độ chuyên môn phù hợp.
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về cơ sở cai nghiện ma túy công lập như sau:
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập
...
6. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy, quản lý người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bảo đảm quyền của người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện và cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy tự nguyện được tiếp nhận hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành quy trình cai nghiện ma túy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện.
Như vậy, cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở.
Trong đó, cơ sở cai nghiện ma túy là cơ sở được thành lập để thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2021, bao gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?