Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hoàn trả các chi phí phát sinh khi ký kết hợp đồng thuê trụ sở làm việc không?
- Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thuê trụ sở làm việc dài hạn từ 30 năm trở lên hay không?
- Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hoàn trả các chi phí phát sinh khi ký kết hợp đồng thuê trụ sở làm việc không?
- Việc thuê trụ sở làm việc cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai ra quyết định thực hiện?
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thuê trụ sở làm việc dài hạn từ 30 năm trở lên hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở làm việc như sau:
Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; riêng đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 9 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc như sau:
Đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa có trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ;
b) Diện tích trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ hiện có thiếu so với tiêu chuẩn, định mức làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Từ những quy định vừa nêu thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phép thuê trụ sở dài hạn từ 30 năm trở lên.
Tuy nhiên, việc thuê trụ sở dài hạn chỉ được phép thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chưa có trụ sở làm việc;
(2) Diện tích trụ sở làm việc hiện có thiếu so với tiêu chuẩn, định mức làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
(3) Trụ sở làm việc bị xuống cấp, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng;
(4) Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hoàn trả các chi phí phát sinh khi ký kết hợp đồng thuê trụ sở làm việc không? (Hình từ Internet)
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có được hoàn trả các chi phí phát sinh khi ký kết hợp đồng thuê trụ sở làm việc không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 166/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
...
2. Giá thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ phù hợp với giá thuê nhà, đất có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương của nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp trong hợp đồng thuê, bên cho thuê yêu cầu bên đi thuê phải đặt cọc thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tạm ứng để đặt cọc. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thu hồi, hoàn trả kinh phí đã tạm ứng và được thanh toán các khoản chi phí có liên quan như chi phí luật sư, chi phí môi giới và chi phí hợp lý phát sinh khác (nếu có).
...
Như vậy, trong quá trình thuê trụ sở làm việc, nếu phát sinh các chi phí liên quan như chi phí luật sư, chi phí môi giới và chi phí hợp lý phát sinh khác (nếu có) thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ được cấp có thẩm quyền thanh toán các chi phí đó.
Tuy nhiên cần lưu ý, giá thuê trụ sở làm việc phải phù hợp với giá thuê nhà, đất có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương của nước sở tại bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP.
Nếu trong hợp đồng thuê trụ sở làm việc, bên cho thuê yêu cầu bên đi thuê phải đặt cọc thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tạm ứng để đặt cọc.
Việc thuê trụ sở làm việc cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai ra quyết định thực hiện?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thực hiện thuê trụ sở làm việc như sau:
Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
...
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ theo dự toán ngân sách được giao và quyết định việc bồi thường hoặc sửa chữa do trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ bị hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê.
...
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định thuê trụ sở làm việc.
Việc thuê trụ sở làm việc sẽ thực hiện theo dự toán ngân sách được giao và quyết định việc bồi thường hoặc sửa chữa do trụ sở làm việc bị hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng trên cơ sở hợp đồng thuê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?