Cơ quan tiến hành tố tụng có được phép tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định đối với nội dung phức tạp hay không?
- Cơ quan tiến hành tố tụng có được phép tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định đối với nội dung phức tạp hay không?
- Cơ quan tiến hành tố tụng khi giao quyết định trưng cầu giám định mà có kèm theo tài liệu thì có cần phải lập biên bản bàn giao không?
- Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng sau khi giao quyết định truy cầu giám định là gì?
Cơ quan tiến hành tố tụng có được phép tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định đối với nội dung phức tạp hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về việc trưng cầu giám định như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định; lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giám định để ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nội dung trưng cầu giám định chỉ nêu yêu cầu mang tính chuyên môn ở lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định, không nêu yêu cầu mang tính pháp lý.
3. Thời hạn giám định được tính kể từ ngày tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu kèm theo.
Thời hạn giám định thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định; đồng thời nêu rõ thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định và ban hành kết luận giám định.
4. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải phối hợp, trao đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thống nhất về nội dung trưng cầu giám định, thời hạn giám định và vấn đề khác (nếu có).
5. Trường hợp có nhiều nội dung cần giám định hoặc nội dung phức tạp, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định khác nhau, ra nhiều lần quyết định trưng cầu giám định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tiến độ giải quyết vụ án, vụ việc.
...
Như vậy, trong trường hợp nội dung cần giám định phức tạp thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định khác nhau, ra nhiều lần quyết định trưng cầu giám định để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tiến độ giải quyết vụ án, vụ việc.
Cơ quan tiến hành tố tụng có được phép tách thành nhiều nội dung trưng cầu giám định đối với nội dung phức tạp hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan tiến hành tố tụng khi giao quyết định trưng cầu giám định mà có kèm theo tài liệu thì có cần phải lập biên bản bàn giao không?
Căn cư Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về việc giao quyết định trưng cầu giám định như sau:
Giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định
...
2. Việc giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan hoặc mẫu so sánh kèm theo (nếu có) phải được lập biên bản. Biên bản giao, nhận phải có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp và Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp đối tượng trưng cầu giám định đang được niêm phong thì việc mở niêm phong phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, khi giao quyết định trưng cầu giám định mà có kèm theo tài liệu thì cơ quan tiến hành tố tụng phảo lập biên bản bàn giao, nội dung biên bản phải đảm bảo đầy đủ những những nội dung theo khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012, nội dung gồm:
- Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
- Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
- Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
- Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
- Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Và theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng sau khi giao quyết định truy cầu giám định là gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định về việc phối hợp trong tổ chức, thực hiện giám định như sau:
Phối hợp trong tổ chức, thực hiện việc giám định
1. Trong thời hạn thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sau khi giao quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan thì phải theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định cử người thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện giám định, dự kiến tiền bồi dưỡng giám định, chi phí giám định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
...
Từ quy định trên thì sau khi giao quyết định trưng cầu giám định cho đối tượng trưng cầu giám định và tài liệu liên quan thì cơ quan tiến hành tố tụng phải:
- Theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết định trưng cầu giám định.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định cử người thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện giám định, dự kiến tiền bồi dưỡng giám định, chi phí giám định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?