Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào? Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về thông tin gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc tố tụng cạnh tranh như sau:
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Như vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về các thông tin sau đây:
(1) Thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh;
(2) Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh cũng phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về thông tin gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
Như vậy, theo quy định, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan sau đây:
(1) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
(2) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
(3) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
(4) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên điều trần;
b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là cơ quan có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp lậut.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?