Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi là cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ bố trí cán bộ và điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động hiệu quả của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ công tác liên ngành, Tổ Thư ký, bao gồm:
1. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các chuyến công tác thực địa của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành.
2. Làm đầu mối tổ chức và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của Ban Chỉ đạo.
3. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Tổ Thư ký.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi.
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do ai làm tổ trưởng?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo như sau:
Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Tổ Thư ký do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng và các thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Tổ trưởng Tổ Thư ký có trách nhiệm điều phối, tổ chức các hoạt động của Tổ Thư ký và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả công tác của Tổ Thư ký.
...
Như vậy, theo quy định thì Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng.
Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo như sau:
Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo
1. Tổ Thư ký do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng và các thành viên là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Tổ trưởng Tổ Thư ký có trách nhiệm điều phối, tổ chức các hoạt động của Tổ Thư ký và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả công tác của Tổ Thư ký.
3. Tổ Thư ký có nhiệm vụ sau:
a) Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác năm, chuẩn bị nội dung cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo;
b) Tổng hợp báo cáo, tài liệu phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung các phiên họp, văn bản chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban, ý kiến kết luận tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo các cuộc họp với các Bộ, ngành và địa phương và các nhà tài trợ;
c) Đôn đốc và giám sát các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các quyết định và khuyến nghị của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực;
d) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo và các cơ quan thuộc Ban Chỉ đạo;
đ) Quản lý kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định.
Như vậy, Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có những nhiệm vụ sau đây:
(1) Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác năm, chuẩn bị nội dung cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo;
(2) Tổng hợp báo cáo, tài liệu phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo;
Chuẩn bị nội dung các phiên họp, văn bản chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban, ý kiến kết luận tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo các cuộc họp với các Bộ, ngành và địa phương và các nhà tài trợ;
(3) Đôn đốc và giám sát các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các quyết định và khuyến nghị của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực;
(4) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo và các cơ quan thuộc Ban Chỉ đạo;
(5) Quản lý kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thù lao môi giới bất động sản là gì? Mức tiền thù lao môi giới bất động sản tối thiểu là bao nhiêu?
- Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng? Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7 khi học hình lăng trụ đứng là gì?
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non có biển báo dấu hiệu nhận biết là gì? Khi đưa đón trẻ em mầm non phải bố trí mấy người quản lý?
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử? Viết đoạn văn về tình mẫu tử?
- Hướng dẫn xem giá Pi niêm yết cập nhật mới nhất? Tiền ảo Pi Network có phải là tài sản theo quy định hiện hành?