Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là cơ quan nào? Cơ quan thường trực có chức năng, nhiệm vụ gì?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Cơ cấu, tổ chức Ban Chỉ đạo
1. Thành phần Ban Chỉ đạo bao gồm các cá nhân nêu tại Điều 1 Quyết định số 213/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng có chức năng, nhiệm vụ gì?
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thường trực được quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ:
1. Tham mưu toàn diện cho Ban Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao và việc tham gia các hoạt động của Ban Chỉ đạo; tập hợp, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; kịp thời đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo.
3. Phối hợp, điều phối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo duy trì chế độ thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo.
4. Đề xuất họp Ban Chỉ đạo; giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và trình ký các các văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo; theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo; gửi chương trình, kế hoạch, quyết định hoặc văn bản của Ban Chỉ đạo đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để tổ chức thực hiện; chuẩn bị tài liệu, dự thảo thông báo, phục vụ các cuộc họp và các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Như vậy, theo quy định, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
(1) Tham mưu toàn diện cho Ban Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(2) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo đôn đốc thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao và việc tham gia các hoạt động của Ban Chỉ đạo;
Tập hợp, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; kịp thời đề xuất, báo cáo Ban Chỉ đạo.
(3) Phối hợp, điều phối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo duy trì chế độ thông tin giữa các thành viên Ban Chỉ đạo.
(4) Đề xuất họp Ban Chỉ đạo; giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và trình ký các các văn bản, chương trình, kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo;
Theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo;
Gửi chương trình, kế hoạch, quyết định hoặc văn bản của Ban Chỉ đạo đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để tổ chức thực hiện;
Chuẩn bị tài liệu, dự thảo thông báo, phục vụ các cuộc họp và các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
(5) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
(6) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
Ai có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo?
Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thường được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 42/QĐ-BCĐCCL năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo việc đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết định, nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo giao cho các bộ, ngành, địa phương;
c) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác của thành viên Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?