Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là cơ quan nào? Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ gì?
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là cơ quan nào?
- Thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp có nhiệm vụ gì?
- Đơn vị nào có nhiệm vụ báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là cơ quan nào?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ chung
- Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách chung về khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự; đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự.
- Báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo các biện pháp hỗ trợ hoạt động của các dự án đã đầu tư và thúc đẩy các dự án dự kiến đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự.
- Chỉ đạo xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo và trực tiếp điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
Như vậy, theo quy định, Thường trực Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Nhiệm vụ chung:
- Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
(2) Nhiệm vụ cụ thể:
- Báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách chung về khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự;
Đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự.
- Báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo các biện pháp hỗ trợ hoạt động của các dự án đã đầu tư và thúc đẩy các dự án dự kiến đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự.
- Chỉ đạo xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo và trực tiếp điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
Đơn vị nào có nhiệm vụ báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo?
Nhiệm vụ giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Nhiệm vụ chung
- Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo các vấn đề liên quan tới lĩnh vực phụ trách của Bộ, ngành nơi công tác.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban Chỉ đạo phân công.
2. Nhiệm vụ cụ thể
- Văn phòng Chính phủ: Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành Ban Chỉ đạo theo kế hoạch công tác được duyệt; báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
- Bộ Tài chính: Báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thực trạng triển khai cơ chế, chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đối với khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự; tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về thuế, tài chính, ưu đãi tài chính đối với hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp và các mô hình tương tự.
...
Như vậy, theo quy định, Văn phòng Chính phủ là đơn vị có nhiệm vụ báo cáo, tham mưu Thủ tướng Chính phủ giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Các bên có thể thỏa thuận áp dụng thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế trong hợp đồng dầu khí trong mọi trường hợp không?
- Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý về hoạt động điện lực là cơ quan nào? Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì?
- Mức tiền lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tính theo công thức nào theo Thông tư 003?
- Bộ Xây dựng: 09 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Mẫu viết đoạn văn nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy lớp 8? Khung hình phạt cao nhất khi buôn bán trái phép chất ma túy là gì?