Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với trường hợp hạch toán trong sổ sách chênh lệch so với giá bán thực tế hay không?
Có căn cứ ấn định thuế đối với trường hợp hạch toán sổ sách có sự chênh lệch với giá bán hàng hóa trên thực tế hay không?
Căn cứ ấn định thuế theo được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 15. Căn cứ ấn định thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
a) Tổ chức, cá nhân bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a.1) Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác các yếu tố làm cơ sở xác định số tiền thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung hoặc khai bổ sung không chính xác, trung thực theo yêu cầu của cơ quan thuế.
a.2) Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế hoặc qua kiểm tra, đối chiếu, xác minh, sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không chính xác, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
a.3) Hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.
a.4) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
a.5) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 10, 11, 12 Điều 14 Nghị định này."
Theo quy định trên, trường hợp công ty bạn hạch toán giá bán hàng hóa không đúng với giá thực tế làm giảm doanh thu tính thuế thì có thể bị xem là căn cứ ấn định thuế.
Căn cứ ấn định thuế (Hình từ internet)
Căn cứ ấn định thuế đối với tổ chức được thu thập từ đâu?
Theo quy định tại tiết b.1 điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
"b) Căn cứ ấn định thuế
b.1) Đối với người nộp thuế là tổ chức
Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố."
Đồng thời, điểm c khoản này cũng có quy định:
"c) Trên cơ sở từng yếu tố bị ấn định, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thuế hiện hành."
Như vậy, cơ quan thuế có thẩm quyền căn cứ trên những thông tin trên và dựa vào yếu tố ấn định để xác định số thuế phải nộp của tổ chức bị ấn định thuế.
Cơ quan thuế nào có thẩm quyền ấn định thuế?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thẩm quyền ấn định thuế được quy định như sau:
"Điều 16. Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế
1. Thẩm quyền ấn định thuế
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ấn định thuế."
Theo đó, những cơ quan nói trên tiến hành ấn định thuế dựa trên thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này cụ thể như sau:
"2. Thủ tục ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
b) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật."
Như vậy, trường hợp có đủ căn cứ để xác định công ty của bạn thuộc trường hợp phải ấn định thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền tiến hành ấn định thuế dựa trên quy định về thủ tục nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?