Cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế là cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế là gì?
Cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế là cơ quan nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế như sau:
Các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Y tế;
b) Thanh tra Sở Y tế.
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Tổng cục và Cục);
b) Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi chung là Chi cục).
3. Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế có con dấu và tài khoản riêng.
Như vậy, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế như sau:
- Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Tổng cục và Cục);
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi chung là Chi cục).
Cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Tổng cục, các Cục thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm thuộc phạm vi được giao gửi Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt; phối hợp với Thanh tra Sở Y tế trong việc hướng dẫn Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
2. Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
3. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Y tế kết quả công tác thanh tra chuyên ngành.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm thuộc phạm vi được giao gửi Thanh tra Bộ Y tế tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thanh tra y tế; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra sau khi được phê duyệt; phối hợp với Thanh tra Sở Y tế trong việc hướng dẫn Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm.
+ Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của các Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
+ Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Y tế kết quả công tác thanh tra chuyên ngành.
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tổng cục trưởng, Cục trưởng các cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng, Cục trưởng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng, Cục trưởng
Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Y tế được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 của Nghị định 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
3. Cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế và của các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng cục trưởng, Cục trưởng các cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11 Nghị định 07/2012/NĐ-CP.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
+ Cử công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tham gia các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Y tế và của các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.
+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?