Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
- Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
- Thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có trách nhiệm gì trong bảo vệ thông tin?
- Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học tiếp đoán và làm việc với Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học như thế nào?
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học được quy định tại khoản 17 Điều 4 Nghị định 38/2014/NĐ-CP thì cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Cơ quan Quốc gia Việt Nam) là tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 38/2014/NĐ-CP như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Quốc gia Việt Nam
1. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Quốc gia Việt Nam
a) Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
b) Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
c) Theo dõi, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học;
d) Đầu mối quan hệ công tác giữa Việt Nam với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
2. Cơ quan thường trực của Cơ quan Quốc gia Việt Nam
Bộ Công Thương là cơ quan đại diện, thường trực thay mặt Cơ quan Quốc gia Việt Nam giải quyết các công việc liên quan đến Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Tham mưu, tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học;
- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học;
- Đầu mối quan hệ công tác giữa Việt Nam với Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có trách nhiệm gì trong bảo vệ thông tin?
Thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có trách nhiệm gì trong bảo vệ thông tin, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2014/NĐ-CP như sau:
Bảo mật thông tin
1. Mọi thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ các thông tin mật trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Cơ quan Quốc gia Việt Nam khi trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Thông tin bảo mật của các cơ sở hóa chất chỉ được trao đổi, tiết lộ với những người có trách nhiệm để thực hiện nghĩa vụ Công ước Cấm vũ khí hóa học và trong trường hợp khẩn cấp có liên quan đến an toàn cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với bảo vệ thông tin thì mọi thành viên của Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học có trách nhiệm bảo vệ các thông tin mật trong khi thi hành nhiệm vụ theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học tiếp đoán và làm việc với Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học như thế nào?
Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học tiếp đoán và làm việc với Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 38/2014/NĐ-CP như sau:
- Tiếp đón và làm việc với Đội Thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học; thực hiện quyền kiểm tra theo Khoản 29 Mục c Phần II - Phụ lục kiểm chứng của Công ước Cấm vũ khí hóa học để đảm bảo sự phù hợp của số thiết bị do Đội Thanh sát mang vào Việt Nam.
- Tạo điều kiện để Đội Thanh sát hoàn thành nhiệm vụ theo đúng nội dung tại lệnh thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
- Phối hợp với cơ sở bị thanh sát thực hiện mọi biện pháp bảo vệ cơ sở, thông tin và số liệu không liên quan đến mục đích và nội dung thanh sát.
- Đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2: Trong thời gian tiến hành cuộc thanh sát ban đầu, Cơ quan Quốc gia Việt Nam cùng đại diện cơ sở tổ chức đàm phán với Đội Thanh sát để thống nhất nội dung của thỏa thuận cơ sở trong đó quy định các chi tiết cho việc thanh sát có hệ thống tại cơ sở kể từ sau cuộc thanh sát ban đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?