Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?
- Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài?
- Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?
- Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có những quyền gì?
Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thông qua việc thúc đẩy hợp tác về giáo dục và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học công nghệ ở nước ngoài.
...
3. Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài.
Lưu ý: Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài.
Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
...
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
b) Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi giảng dạy, người được cử đi nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài;
c) Thực hiện báo cáo về việc cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có trách nhiệm như sau:
- Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài;
- Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu khoa học tại nước ngoài;
- Thực hiện báo cáo về việc cử người đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.
Công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có những quyền gì?
Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Quyền của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học năm 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ năm 2013;
b) Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
c) Yêu cầu người được cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);
d) Yêu cầu người được cứ đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.
Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam nghiên cứu khoa học tại nước ngoài có những quyền sau:
- Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ 2013;
- Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài;
- Yêu cầu người được cử đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);
- Yêu cầu người được cử đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?