Cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là cơ quan nào? Được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu theo tỷ lệ nào?
Cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 130/2024/NĐ-CP như sau:
Cơ quan quản lý thu phí, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, đơn vị vận hành thu, cơ quan nhượng quyền thu phí, tổ chức nhận nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc
1. Cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý thu) là cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
2. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ là tổ chức được cơ quan quản lý thu hoặc cơ quan có thẩm quyền lựa chọn để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
Cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là cơ quan nào? Được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu theo tỷ lệ nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu theo tỷ lệ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 130/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc trong trường hợp cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc
1. Cơ quan quản lý thu mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để quản lý phí sử dụng đường bộ cao tốc gồm: Tài khoản phí chờ nộp ngân sách và tài khoản chi hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
2. Phí sử dụng đường bộ cao tốc do trung ương quản lý nộp vào ngân sách trung ương, phí sử dụng đường bộ cao tốc do địa phương quản lý nộp vào ngân sách địa phương. Cơ quan quản lý thu được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, cụ thể:
a) Tỷ lệ để lại và việc quản lý, sử dụng đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Tỷ lệ để lại đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là sáu phẩy năm phần trăm (6,5%) trên số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu được, trong đó: Không phẩy hai phần trăm (0,2%) để chi cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của Cơ quan quản lý thu phí, thực hiện chi theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; sáu phẩy ba phần trăm (6,3%) để chi phí thuê dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chi phí thuê đơn vị vận hành thu và các chi phí có liên quan phục vụ công tác thu phí, chi tiết tại Khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được trích để lại một phần phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, cụ thể:
(1) Tỷ lệ để lại và việc quản lý, sử dụng đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
(2) Tỷ lệ để lại đối với phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải là 6,5% trên số tiền thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thực thu được, trong đó:
- 0,2% để chi cho hoạt động quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của Cơ quan quản lý thu phí, thực hiện chi theo quy định của pháp luật phí, lệ phí;
- 6,3% để chi phí thuê dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chi phí thuê đơn vị vận hành thu và các chi phí có liên quan phục vụ công tác thu phí, chi tiết tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 130/2024/NĐ-CP.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc là gì?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 130/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Dự kiến số thu phí sử dụng đường bộ cao tốc, số nộp ngân sách, lập dự toán chi cho công tác quản lý, thu phí theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật phí và lệ phí và pháp luật về đường bộ; báo cáo cơ quan có thẩm quyền giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015;
(2) Quản lý thu, nộp, sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định; thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định về quản lý thuế;
(3) Kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để bảo đảm thu đúng, thu đủ, nộp đúng hạn khoản thu phí sử dụng đường bộ cao tốc vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của đơn vị quản lý thu;
Thanh quyết toán chi phí thuê dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ, đơn vị vận hành thu theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ;
(4) Báo cáo quyết toán phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?