Cơ quan quản lý tài sản có được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không?
- Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm cơ quan cấp nào?
- Cơ quan quản lý tài sản có được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm cơ quan cấp nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
...
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
c) Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
d) Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là cơ quan quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
(1) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(2) Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
(3) Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
(4) Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Cơ quan quản lý tài sản có được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không? (hình từ internet)
Cơ quan quản lý tài sản có được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
...
Như vậy, cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác
1. Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thông qua việc cung cấp dịch vụ sử dụng đường bộ và các dịch vụ khác liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác thuộc về:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?